Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong hủy việc kết hôn trái pháp luật

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 39 - 43)

8. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.2.5. Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong hủy việc kết hôn trái pháp luật

29

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi tất cả các cơ quan, tổ chức, công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Đối với quan hệ hôn nhân và gia đình, pháp luật Việt Nam quy định rất chặt chẽ các điều kiện để kết hôn, nếu có sự vi phạm đến các điều kiện kết hôn, Nhà nước sẽ không thừa nhận quan hệ hôn nhân đó, đồng thời áp dụng các biện pháp chế tài để xử lý sự vi phạm này, bảo vệ chế độ hôn nhân tiến bộ, hạnh phúc. Việc đưa ra các biện pháp chế tài còn có ý nghĩa đảm bảo sự thực thi pháp luật Hôn nhân và gia đình trong thực tiễn, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho mọi công dân và thể hiện sự quản lý nhà nước đối với xã hội.

1.2.5.2. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc nhân đạo là cách thể chế hóa quan điểm chính sách vì con người của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan điểm bao dung coi giáo dục thuyết phục nhân cách trong con người là chủ yếu. Trong quá trình xây dựng, pháp luật rất quan tâm đến điều này thể hiện bằng việc quy định hẳn một chương trong Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong Luật hôn nhân và gia đình nói chung và việc hủy việc kết hôn trái pháp luật nói riêng, nguyên tắc này cũng được nhà nước đảm bảo. Đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật, về nguyên tắc chung, Nhà nước sẽ không thừa nhận quan hệ hôn nhân này và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng đối với các cá nhân đó. Do đó, khi có yêu cầu, Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ hủy việc kết hôn trái pháp luật đó. Tuy nhiên, việc áp dụng chế tài này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các đương sự cũng như con cái của họ, vì vậy mà khi giải quyết vấn đề này, tùy vào hoàn cảnh, sự tự nguyện của hai bên mà Tòa án có thể ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân đó. Điều này được pháp luật quy định tại khoản 2 điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án

30

công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này”.

1.2.5.3. Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình được Hiến pháp thừa nhận. Hiến pháp Việt Nam năm 2013, Điều 36 có quy định “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng

lẫn nhau”. Nguyên tắc này được Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cụ thể hóa

qua điều luật như:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình 2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;”

Do đó, để đảm bảo nguyên tắc này, Nhà nước đã đưa ra chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật nhằm đảm bảo thực thi Luật hôn nhân gia đình khi có hành vi vi phạm xảy ra, đồng thời các cấp chính quyền, đoàn thể còn vận động nhân dân xóa bỏ tập tục lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.

31

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong nội dung của chương 1, bài nghiên cứu đã đi sâu phân tích, đánh giá và trình bày khá toàn diện, đầy đủ về những vấn đề lý luận và pháp luật có liên quan đến hủy việc kết hôn trái pháp luật như các khái niệm về kết hôn, kết hôn trái pháp luật, hủy việc kết hôn trái pháp luật; người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; thẩm quyền và thủ tục giải quyết; căn cứ, đường lối xử lý của Tòa án; hậu quả pháp lý và nguyên tắc áp dụng pháp luật trong hủy việc kết hôn trái pháp luật. Bài nghiên cứu cũng đã chỉ ra một vài thiếu sót trong quy định của pháp luật để góp phần giải thích quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ kết hôn trái pháp luật.

Hủy việc kết hôn trái pháp luật là một biện pháp chế tài nhằm buộc các bên kết hôn tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn, bảo đảm việc kết hôn phù hợp với mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ và bền vững. Vì vậy, cần làm rõ các khái niệm, ý nghĩa, các cơ sở pháp lý, nội dung, chủ thể và các nhân tố tác động đến hủy việc kết hôn trái pháp luật để có những cơ sở lý thuyết quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong thực tiễn.

32

Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)