Hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 38 - 39)

8. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.2.4. Hậu quả pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật

1.2.4.1. Hậu quả về quan hệ nhân thân

Khoản 1, điều 12, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật như sau: “Khi việc kết hôn trái pháp luật

bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng”.

Về nguyên tắc, Nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng. Do đó giữa họ không tồn tại quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng. Kể từ khi Tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật thì quan hệ như vợ chồng giữa hai bên nam, nữ bị buộc phải chấm dứt. Nếu trước khi bị Tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật mà các bên nam, nữ đã có thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau thì tới khi bị Tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật thì các quyền và nghĩa vụ giữa hai bên nam, nữ đối với nhau cũng bị chấm dứt. Nếu các bên vẫn tiếp tục chung sống với nhau thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

1.2.4.2. Hậu quả về quan hệ tài sản

Khoản 3, điều 12, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều

16 của Luật này”. Và tại điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

28

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống

chung được coi như lao động có thu nhập”.

Do hai người kết hôn trái pháp luật nên không phải là vợ chồng hợp pháp. Vì vậy, tài sản trong thời kì chung sống với nhau không phải là tài sản chung hợp nhất. Khi Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì tài sản chung (nếu có) hai bên được quyền thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án chia theo nguyên tắc chia tài sản chung theo pháp luật dân sự. Tài sản riêng của người nào thì thuộc quyền sở hữu của người đó, người nào muốn lấy tài sản riêng thì phải chứng minh, nếu không thì sẽ coi đó là tài sản chung.

Về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng được giải quyết theo thỏa thuận của hai bên khi hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản luật khác có liên quan. Bên cạnh đó, đối với trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật thì vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng cũng không được đặt ra.

1.2.4.3. Hậu quả về quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Khoản 2, điều 12, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như

sau:“Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền,

nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn”. Quyền giữa cha mẹ và con được pháp luật

quy định không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ, nghĩa là cuộc hôn nhân dù hợp pháp hay không hợp pháp cũng không ảnh hưởng gì tới quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con. Quy định này hoàn toàn hợp lý bởi nó giúp đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của đứa trẻ, góp phần giúp cho đứa trẻ có điều kiện phát triển về thể chất và tinh thần một cách tốt nhất. Tòa án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết cho hợp tình, hợp lý (căn cứ vào các điều 81, 82, 83 và 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 38 - 39)