Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc ngăn chặn,

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 60 - 61)

8. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.2.2.Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc ngăn chặn,

và xử lý việc kết hôn trái pháp luật

Như đã nêu ra ở phần bất cập, một trong những vướng mắc khi tiến hành áp dụng chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật đó là phần lớn các trường hợp yêu cầu hủy loại án này đều do bản thân các chủ thể kết hôn trái pháp luật yêu cầu Tòa án giải quyết, sự tham gia thực hiện quyền yêu cầu của các chủ thể khác cũng rất hạn chế, dẫn đến nhiều quan hệ hôn nhân bất hợp pháp vẫn được duy trì trong khoảng thời gian dài để lại các hậu quả pháp lý trở nên phức tạp, khó giải quyết. Trong đó, vai trò của các cơ quan có thẩm quyền như Hội liên hiệp phụ nữ, Bộ Lao động thương binh xã hội rất mờ nhạt. Song song đó, một trong những vấn đề đang tồn tại tại Tòa án nhân dân huyện A Lưới đó là số lượng án hủy việc kết hôn trái pháp luật rất ít và có xu hướng giảm so với các loại án Hôn nhân và gia đình còn lại nhưng các vụ việc kết hôn trái pháp luật trên thực tế lại có xu hướng tăng. Do đó, thực trạng kết hôn trái pháp luật vẫn tiếp tục duy trì trên thực tế là điều khó tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này cần có một số biện pháp, tăng cường sự tham gia, phối hợp của các cơ quan trong việc áp dụng các biện pháp chế tài vi phạm pháp luật như:

- Cơ quan tư pháp các cấp có trách nhiệm:

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kết hôn trái pháp luật.

+ Đào tạo, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức làm công tác tiếp nhận, giải quyết việc đăng ký kết hôn.

+ Chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an các cấp, Uỷ ban nhân dân xã các địa phương trong việc ngăn chặn kết hôn trái pháp luật.

+ Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá lại công tác đăng ký kết hôn, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.

- Trách nhiệm của cơ quan Công an các cấp:

50

+ Theo dõi, phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các tổ chức và cá nhân có hoạt động tổ chức kết hôn trái pháp luật trên địa bàn quản lý.

- Trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ:

+ Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ về các vấn đề kết hôn trái pháp luật, bạo lực gia đình, tình trạng phụ nữ bị lừa dối kết hôn với người nước ngoài...

+ Phối hợp với Công an các cấp, các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương phát hiện, ngăn chặn và đề nghị các cơ quan chức năng xử lý các vụ, việc kết hôn trái pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm của phụ nữ.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 60 - 61)