Do ảnh hưởng của phong tục tập quán

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 45 - 46)

8. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.2.1.Do ảnh hưởng của phong tục tập quán

Trong đời sống sinh hoạt của các đồng bào dân tộc A Lưới, bên cạnh chịu sự điều chỉnh của pháp luật thì người dân còn bị ảnh hưởng bởi các phong tục tập quán và quy phạm đạo đức. Phong tục về hôn nhân và gia đình đã ăn sâu và chi phối mạnh mẽ trong nhận thức của người dân từ nhiều đời nay. Đặc biệt là những vùng có tính cộng đồng tương đối bền vững như Đông Sơn, Hồng Thái, A Ngo, Hồng Thượng thì quan niệm về hôn nhân và gia đình vẫn còn khá lạc lậu, chủ yếu họ kết hôn theo quan niệm ‘‘tự nhiên”, nữ cứ đến 12 - 13 tuổi là sẽ kết hôn, phong tục này ảnh hưởng bởi

35

tư tưởng ‘‘nữ thập tam, nam thập lục”, nếu độ tuổi đó mà không lấy vợ, lấy chồng thì sau này sẽ khó kiếm. Vì vậy, vấn nạn tảo hôn ở các vùng này luôn chiếm tỉ lệ cao. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục và có thai trước hôn nhân là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ kết hôn trước độ tuổi quy định của pháp luật ngày càng nhiều. Mặt khác, tại các vùng dân tộc như Pa Kô, Kơ Tu, Tà Ôi, Pa Hy ở A Lưới vẫn tồn tại quan điểm kết hôn theo tục “nối dây” của đồng bào có từ thời xa xưa. Luật tục như thế để giữ dòng máu, dòng giống tộc mình không bị sẻ chia cho tộc khác. Họ cho đó là việc tiếp nối truyền thống, phong tục của ông bà tổ tiên mà làm theo phong tục thì không có gì phải xấu hổ, là lẽ đương nhiên. Đây là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp với đời sống hiện đại ngày nay, trở thành vật cản hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

Không chỉ vậy, từ những khó khăn trong cuộc sống cùng với thói quen ở vùng núi, nhà nào cũng có tâm lý muốn sớm có con đàn cháu đống, kết hôn sớm để gia đình có thêm lao động, có người làm nương rẫy. Trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng sinh con một bề, không có con trai nên người chồng thường lấy vợ hai để mong có con trai. Quan niệm “đàn ông năm thê bảy thiếp” còn tồn tại ở một số bộ phận người dân, nhiều trường hợp trên thực tế đã tồn tại hôn nhân hợp pháp nhưng vẫn kết hôn với người khác. Điều này đã vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng.

Xuất phát từ những phong tục và quan niệm còn khá lạc hậu trên đã phần nào dẫn tới những trường hợp kết hôn trái pháp luật.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 45 - 46)