Nội dung kiểm soát giải ngân và sau giải ngân cho vay đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN VÀ SAU GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK)- CHI NHÁNH LẠNG SƠN (Trang 71 - 79)

khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn

2.3.3.1. Nội dung kiểm soát giải ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn

a. Kiểm soát, phê duyệt báo cáo đề xuất giải ngân

Trong kiểm tra quá trình giải ngân, kiểm soát viên xem xét toàn bộ hồ sơ lưu tại phòng tín dụng của chi nhánh xem có đảm bảo đủ tờ trình giải ngân, biên bản bàn giao hồ sơ tài sảm bảo đảm tiền vay, bảng kê rút vốn vay, số theo dõi cho vay, bảo lãnh hay không. Quá trình theo dõi và quản lý cho vay tại chi nhánh được kiểm tra theo từng bước tương ứng với các bước thực hiện trong quy trình cho vay: thu nợ, thu lãi, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn và thanh lý hợp đồng tín dụng. Tùy theo thời gian và tính chất của cuộc kiểm tra, các kiểm tra viên có thể tiến hành thủ tục đối chiếu số liệu nội bộ với nguồn thông tin bên ngoài, thực hiện xác minh đối với

người vay và kiểm tra thực địa các dự án. Các thủ tục chi tiết được tiến hành trong bước này gồm: Đối chiếu, lấy xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng về ngày vay, ngày trả nợ, số tiền vay, số tiền trả nợ, trả lãi, hạn trả, chữ ký của người vay trong hồ sơ cho vay qua đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giả vay vốn, kê khai khống tài sản đảm bảo để vay vốn, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng.

Bảng 2.10. Kết quả kiểm soát hoạt động giải ngân của Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn

Đơn vị: Hồ sơ

Tiêu chí 2017 2018 2019

Tổng số hồ sơ được kiểm tra 241 258 302 Sồ hồ sơ đầy đủ, chính xác 225 240 279 Hồ sơ chưa đầy đủ thông tin, giấy tờ không

hợp lệ 16 18 23

Tỷ lệ hồ sơ không đầy đủ thông tin và giấy tờ

hợp lệ 6,64 6,98 7,62

Nguồn: Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn, 2017 - 2019

Số liệu thống kê trên bảng 2.12 cho thấy, tỷ lệ hồ sơ không đầy đủ thông tin và giấy tờ hợp lại có xu hướng gia tăng. Điều này đòi hỏi Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn cần phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát hồ sơ trước khi thực hiện giải ngân. Trong các hồ sơ không đầy đủ thông tin và giấy tờ thì hồ sơ đảm bảo tiền vay là hồ sơ bị phát hiện ra nhiều lỗi nhất. Hồ sơ đảm bảo tiền vay chưa đầy đủ tính pháp lý; thiếu giấy tờ chứng minh tài sản thuộc quyền quản lý sử dụng hợp pháp của khách hàng; tài sản đảm bảo cho khoản vay tại Ngân hàng chưa được sự chấp nhận của cấp có thẩm quyền. Cán bộ cho vay lập thiếu biên bản định giá và tính toán không đầy đủ giá trị tài sản thế chấp; chưa đăng ký giáo dịch bảo đảm; hợp đồng thế chấp chưa được chứng thực, thiếu giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm tài sản bảo đảm cho Ngân hàng. Việc kiểm tra thực tế và đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo chưa được thực hiện thường xuyên, biên bản định giá lại tài sản thế chấp không có xác nhận của đơn vị. Biên bản giao nhận tài sản đảm bảo được lập chưa cẩn thận, nội dung biên bản bị sửa đổi mà không có xác

nhận của các bên có trách nhiệm. Việc nhập số liệu tài sản đảm bảo chưa đúng quy định, không khớp với số liệu trên hệ thống thông tin quản trị; xuất tài sản thế chấp khi khách hàng còn dư nợ; việc đối chiếu kiểm tra số liệu nhập xuất tài sản thế chấp giữa các phòng nghiệp vụ chưa kịp thời dẫn đến có trường hợp không khớp số liệu giữa các phòng nghiệp vụ.

Kiểm tra, kiểm soát quá trình bàn giao hồ sơ tại Vietinbank chi nhánh cũng được kiểm tra, kiểm soát. Tuy nhiên, việc kiểm tra này chỉ này chỉ mang tính chất thí điểm và kiểm tra xác suất đối với một số món cho vay KHCN để giải ngân. Trong quá trình giải ngân, tác giả cũng phát hiện ra một số sai sót trong quá trình bàn giao và lưu trữ hồ sơ giải ngân. Theo đó, tính đến cuối năm 2019, số lượng các hồ sơ giải ngân cho các khách hàng tại Vietinbank chi nhánh Lạng sơn xuất hiện các lỗi là 11 hồ sơ trong quá trình bàn giao hồ sơ nghiệp vụ. Các sai sót như tình trạng thiếu bảng kê rút vốn, thiếu chữ ký người vay trên bảng kê rút vốn; thời hạn rút vốn vay thực tế không phù hợp với quyết định phê duyệt tín dụng; thiếu căn cứ giải ngân hoặc căn cứ không đầy đủ, giải ngân bằng tiền mặt không có căn cứ, giải ngân không đúng với dự án cho vay. Hồ sơ tín dụng không có đủ chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay đúng mục đích; chưa kiểm tra kịp thời hoặc chỉ kiểm tra sơ sài về tình hình sử dụng vốn vay, không phát hiện được trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Giám đốc ký duyệt gia hạn nợ không có căn cứ, gia hạn khi chưa xin phép điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn vượt mức quy định, gia hạn nợ không có đề nghị của khách hàng. Cán bộ tín dụng theo dõi và phản ánh không kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, không phân tích đầy đủ tình hình tài chính của khách hàng. Định kỳ, cán bộ tín dụng phụ trách không thực hiện rà soát khoản vay, đánh giá rủi ro để có chính sách phù hợp; chuyển nợ quá hạn không kịp thời; chưa kiểm tra định kỳ đối với các khách hàng có nợ quá hạn.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra, kiểm soát phương thức giải ngân cũng rất quan trọng. Số liệu thống kê cho, phần lớn Chi nhánh đã thực hiện một cách nghiêm túc hình thức giải ngân, số tiền gửi ngân theo đúng quy định của NHTM. Theo đó, 100% các khoản giải ngân đều phù hợp với yêu cầu của khách hàng và yêu cầu của ngân

hàng.

Kết quả khảo sát cho thấy, các cán bộ nhân viên cho rằng, công tác kiểm soát giải ngân về cơ bản được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ vì đây là hoạt động có liên quan trực tiếp đến tiền và có ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng (liên quan đến việc kiểm soát mục đích vay vốn). Theo đó, các tiêu chí “Công tác kiểm soát giải ngân được thực hiện một các đầy đủ”; “Công tác kiểm soát giải ngân được thực hiện một cách khách quan, minh bạch” được đánh giá với mức điểm trung bình khá cao đạt 4,0/5 điểm. Tuy nhiên công tác kiểm soát giải ngân theo nhiều cán bộ nhân viên đánh giá không thực sự được đánh giá cao về tính hiệu quả do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân lớn nhất là do nhiều cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn chưa thực sự tốt, kinh nghiệm vẫn còn ít. Trong khi đó, nhiều khách hàng cố tình sử dụng nhiều kỹ xảo để đạt được mục đích của mình. Theo đó, các tiêu chí “Công tác kiểm soát giải ngân rất hiệu quả”; “Công tác kiểm soát giải ngân giúp chi nhánh kiểm soát được các rủi ro xảy ra trong quá trình giải ngân” chỉ đạt được mức điểm trung bình lần lượt là 3,17/5 điểm và 3,41/ 5 điểm.

Bảng 2.11. Đánh giá nội dung kiểm soát hoạt động giải ngân

Nội dung kiểm soát giải ngân

Mức độ đồng ý (%) Mức

điểm TB

1 2 3 4 5

Công tác kiểm soát giải ngân được

thực hiện một các đầy đủ - 17,2 13,8 20,7 48,3 4,00 Công tác kiểm soát giải ngân được

thực hiện một cách khách quan, minh bạch

- 17,2 17,2 13,8 51,7 4,00 Công tác kiểm soát giải ngân rất

hiệu quả 10,3 20,7 27,6 24,1 17,2 3,17 Công tác kiểm soát giải ngân giúp

chi nhánh kiểm soát được các rủi ro xảy ra trong quá trình giải ngân

- 24,1 27,6 31,0 17,2 3,41 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2020 2.3.3.2. Nội dung kiểm soát sau giải ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn

a. Nhận dạng và đo lường rủi ro sau giải ngân

Để nhận dạng và đo lường rủi ro sau khi cho vay, phòng bán lẻ kết hợp với phòng hỗ trợ tín dụng đã thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, thực hiện kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng thường xuyên định kỳ.

Thứ hai, viếng thăm trực tiếp tại địa bàn, nơi ở của khách hàng để đánh giá được tình hình tài chính thực sự của khách hàng.

Thứ ba, yêu cầu khách hàng cung cấp bảng thu nhập thường xuyên để đánh giá lại năng lực tài chính của khách hàng.

Thứ tư, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng

Thứ năm, kiểm tra thường xuyên tài sản bảo đảm và hiện trạng của tài sản bảo đảm. Đánh giá lại tài sản bảo đảm để đánh giá mức độ rủi ro sau cho vay của các khoản đã giải ngân.

Mặc dù các biện pháp để nhận dạng và đo lường rủi ro sau giải ngân được đưa ra một cách đầy đủ nhưng việc thực hiện tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn là rất ít. Cụ thể, việc thực hiện kiểm tra lại các hồ sơ đã cho vay vốn đối với KHCN chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong tổng số lượng hồ sơ vay vốn của KHCN đang có dư nợ tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn. Theo đó, năm 2017 mới chỉ có 451 hồ sơ KHCN được kiểm tra, chiếm tỷ lệ 21,94%. Đến năm 2019, số lượng hồ sơ KHCN được kiểm tra lại là 556 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 22,53%.

Số lần viếng thăm trực tiếp KHCN của các cán bộ tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn là rất ít. Cụ thể, năm 2017 chỉ có 41 đợt viếng thăm trực tiếp khách hàng, chiếm tỷ lệ 1,99%. Đến năm 2019, số đợt viếng thăm đã tăng lên và đạt 63 đợt, chiếm tỷ 2,55%.

Số khách hàng được yêu cầu cung cấp bảng thu nhập sau khi vay vốn cũng không đáng kể. Cụ thể, năm 2017 chỉ có 35 hồ sơ là được yêu cầu cung cấp lại bảng thu nhập để đánh giá lại thu nhập thường xuyên của khách hàng, chiếm tỷ lệ 1,70%. Đến năm 2019 đã tăng lên 49 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 1,99%.

Số lượng hồ sơ được kiểm tra mục đích vay vốn và kiểm tra tài sản bảo đảm cũng không đáng kể so với tổng số lượng hồ sơ. Theo đó, năm 2017 chỉ có 185 hồ

sơ được kiểm tra lại mục đích vay vốn, chiếm tỷ lệ 9%. Đến năm 2019 số hồ sơ được kiểm tra mục đích vay vốn tăng lên 256 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 10,37%. Số hồ sơ được đánh giá lại tài sản bảo đảm năm 2019 chỉ đạt được 147 hồ sơ, chiếm tỷ trọng 5,96%.

Bảng 2.12. Tình hình sử dụng các biện pháp để nhận dạng và đo lường rủi ro sau giải ngân

Tiêu chí ĐVT 2017 2018 2019

Tổng số hồ sơ KHCN vay vốn còn

dư nợ Hồ sơ 2.056 2.245 2.468

Sồ hồ sơ KHCN được kiểm tra sau

khi vay vốn Hồ sơ 451 488 556 Số lần viếng thăm trực tiếp tại nơi ở

của KHCN sau giải ngân Lần 41 54 63 Số hồ sơ được yêu cầu cung cấp

bảng thu nhập sau khi vay vốn Hồ sơ 35 42 49 Số hồ sơ được kiểm tra lại mục đích

vay vốn Hồ sơ 185 238 256

Số hồ sơ được kiểm tra định giá lại

tài sản bảo đảm Hồ sơ 91 109 147

Nguồn: Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn, 2017 - 2019

Nói chung, các hoạt động kiểm soát sau khi giải ngân của Vietinbank chi nhánh cũng đã được quan tâm và được thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động này không thường xuyên. Số lượng hồ sơ được kiểm tra, giám sát, nhận diện rủi ro ro là rất ít. Nguyên nhân chính là số lượng hồ sơ khách hàng cá nhân là rất nhiều, trong khi đó số lượng các cán bộ tham gia công tác kiểm soát hoạt động sau giải ngân lại hạn chế. Bên cạnh đó, đặc điểm tự nhiên của Lạng Sơn rất đặc thù khi địa hình đồi núi cao, khoảng cách từ ngân hàng đến các hộ gia đình, cá nhân vay vốn là rất xa nên việc viếng thăm trực tiếp để kiểm tra việc sử dụng vốn vay là rất khó khăn. Do đó, để khắc phục được những

b. Kiểm soát rủi ro

Khi phát hiện ra các rủi ro có thể xảy ra, các cán bộ kiểm soát đã đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu được các tổn thất có thể xảy ra. Các phương án được được đưa ra để kiểm soát rủi ro bao gồm: Yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm, tăng cường trích lập dự phòng, yêu cầu thu hồi trước nợ, hỗ trợ thêm cho các khách hàng gặp khó khăn. Số liệu thống kê trong Bảng 2.14 cho thấy, phương án được sử dụng chủ yếu để kiểm soát rủi ro là trích lập thêm dự phòng rủi ro. Các phương án bổ sung thêm tài sản bảo đảm, thu hồi trước nợ, hỗ trợ các KH gặp khó khăn được sử dụng rất ít và chưa hiệu quả. Nguyên nhân là do việc thu hồi nợ trước hạn sẽ rất khó đối với những khách hàng cá nhân cố tình sử dụng vốn sai mục đích, đã chi tiêu toàn bộ số vốn vay được của ngân hàng. Việc bổ sung thêm tài sản bảo đảm của khách hàng là rất khó khăn khi nhiều KHCN không có tài sản bảo đảm nào khác. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ các hộ gia đình cá nhân khó khăn bằng các biện pháp như gia hạn nợ, cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc là tư vấn phương án tài chính sử dụng cũng không thực sự hiệu quả. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Bảng 2.15.

Bảng 2.13. Các biện pháp được sử dụng để kiểm soát sau giải ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn

Đơn vị: Hồ sơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chí 2017 2018 2019

Số lượng hồ sơ phải bổ sung tài sản bảo đảm 18 21 22

Thu hồi trước nợ 5 5 4

Trích lập thêm dự phòng 108 124 150 Hỗ trợ cho các KH gặp khó khăn 3 3 6

Nguồn: Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn, 2017 - 2019

Để đánh giá được cụ thể hơn về hoạt động kiểm soát sau giải ngân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn tác giả tiến hành khảo sát 29 cán bộ nhân viên. Các câu trả lời dưới 5 mức độ: 1 – Rất không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Trung lập; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý. Kết quả khảo sát cho thấy, công tác kiểm soát hoạt động sau khi giải ngân không được đánh giá cao. Chi nhánh quan tâm nhiều hơn

đến các khoản cho khách hàng doanh nghiệp vay. Còn đối với khách hàng cá nhân, công tác kiểm soát sau giải ngân ít được để ý đến. Kết quả khảo sát cho thấy, tiêu chí “Công tác nhận dạng và đo lường rủi ro sau giải ngân được ngân hàng rất quan tâm” chỉ nhận được mức điểm trung bình là 3,28/5 điểm. Trong đó có tới 27,6% các cán bộ nhân viên rất không đồng ý và không đồng ý với tiêu chí này. Đặc biệt các tiêu chí như “Các cán bộ tín dụng thường xuyên viếng thăm các KHCN có khoản vay cao và dấu hiệu rủi ro”; “Các cán bộ tín dụng và hỗ trợ tín dụng thường xuyên yêu cầu KH cung cấp các thông tin, sao kê bảng lương sau khi vay vốn”; “Tất cả các khoản cho vay sau khi giải ngân đều được kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay” bị đánh giá rất thấp với mức điểm trung bình dưới 3/5 điểm.Các tiêu chí khác cũng không được đánh giá cao với mức điểm trung bình cao nhất chỉ đạt 3,55/5 điểm. Đặc biệt, các cán bộ nhân viên đều không đánh giá cao các biện pháp kiểm soát rủi ro là có hiệu quả. Theo đó, tiêu chí “Các biện pháp kiểm soát rủi ro đưa ra đều rất hiệu quả” chỉ đạt được mức điểm trung bình là 2,41/5 điểm. Như vậy, công tác kiểm soát sau giải ngân ít được quan tâm và chưa thực sự hiệu quả qua đánh giá nhận xét của các cán bộ nhân viên. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Bảng 2.16.

Bảng 2.14. Đánh giá của cán bộ nhân viên đối với kiểm soát hoạt động sau giải ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN VÀ SAU GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK)- CHI NHÁNH LẠNG SƠN (Trang 71 - 79)