Kiến nghị với Vietinbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN VÀ SAU GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK)- CHI NHÁNH LẠNG SƠN (Trang 103 - 112)

Thứ nhất, Hoàn thiện chính sách kiểm soát rủi ro sau cho vay của Vietinbank

Chính sách kiểm soát rủi ro sau cho vay là nền tảng và là kim chỉ nam đảm bảo an toàn hoạt động cho vay của Vietinbank. Nội dung chính của chính sách kiểm soát sau cho vay gồm: định hướng về hạn chế, ngăn ngừa rủi ro sau cho vay và mức độ chấp nhận nếu rủi ro sau cho vay xảy ra – khẩu vị rủi ro cho vay của riêng Vietinbank; Chính sách kiểm soát rủi ro sau cho vay của Vietinbank nên được xây dựng theo hướng mở, tạo điều kiện cho Ban điều hành áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt để kịp thời thích nghi với môi trường kinh doanh cạnh tranh mạnh mẽ và yếu tố môi trường luôn thay đổi nhưng luôn phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật một cách cao nhất.

Thứ hai, Xây dựng các nguyên tắc và nâng cao văn hóa kiểm soát rủi ro sau cho vay.

- Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng các quy tắc đạo đức kinh doanh xuyên suốt các cấp điều hành, quản lý của ngân hàng xây dựng các nguyên tắc đó

- Cần quy định rõ trong điều lệ ngân hàng về việc xử lý các mâu thuẫn giữa quyền lợi của các cổ đông và các nguyên tắc đạo đức kinh doanh

Thứ ba, Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBTD

Đào tạo từ cơ bản trình độ CBTD đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể. Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến cho vay. Cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Ngoài ra, cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng đề bạt.

Tăng cường công tác đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tiêu chuẩn cán bộ đồng thời phải có chính sách thu hút những người có năng lực vào làm việc, bố trí sử dụng cán bộ hợp lý, riêng đối với CBTD cần xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm.

Thứ tư, xây dựng các chính sách đãi ngộ nhân sự để đảm bảo duy trì đủ nguồn nhân lực có chất lượng

Hiện nay, việc tăng trưởng dư nợ cho vay hàng ngày không đồng bộ với số lượng và chất lượng của CBTD phụ trách dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay. Số lượng CBTD có kinh nghiệm hiện nay tại các phòng tín dụng Vietinbank luôn thiếu, trong khi đó các NHTM khác lại thu hút nhân sự với chính sách đãi ngộ tốt hơn, khiến hàng loạt các nhân sự tốt chuyển đi. Đứng trước tình hình như vậy, việc xây dựng các chính sách đãi ngộ, thu hút nhân sự để bù đắp vào

các lỗ hỏng nhân sự hiện nay là đòi hỏi bức thiết và cấp bách. Do thiếu nhân lực, nên số lượng hồ sơ các CBTD còn lại phải quản lý sẽ trở nên quá tải và không đủ thời gian để kiểm soát sau khi cho vay trong khi lượng hồ sơ mới từ khách hàng mới luôn phát sinh hàng ngày.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM đang rất được quan tâm để giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra, từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, các NHTM thường mới chỉ quan tâm hoạt động trước, trong khi cho vay như việc phân tích, thẩm định tín dụng, ra quyết định cho vay và quyết định giải ngân. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra, kiểm soát sau khi giải ngân ít được quan tâm. Đặc biệt là với đối tượng cho vay là KHCN bởi các món vay của KHCN thường là nhỏ, ít được quan tâm. Do đó, việc nghiên cứu kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân đối với KHCN tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn là rất cần thiết.

Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kiểm soát giải ngân và sau giải ngân đối với KHCN tại NHTM. Trên cơ sở đó, đi phân tích đánh giá thực trạng kiểm soát giải ngân và sau giải ngân đối với KHCN tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn giai đoạn 2017 – 2019. Đánh giá được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất được 5 nhóm giải pháp để hoàn thiện kiểm soát giải ngân và sau giải ngân đối với KHCN tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.

Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng nhưng do đối tượng nghiên cứu rất phức tạp cùng với năng lực nghiên cứu còn ít của tác giả nên bài luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Do đó, em kính mong các Quý Thầy cô đưa ý kiến đóng góp để bài Luận văn được hoàn thiện hơn.

1. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật

2. Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (2008), Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb.

Đại học Kinh tế Quốc dân

3. Đỗ Thị Thu Hương (2016), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP phát triển nhà TP HCM (HD Bank),

Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân

4. Hoàng Đức Thân (2012), Giáo trình Kinh tế Thương Mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

5. Hoàng Đức Thân (2012), Giáo trình Kinh tế Thương Mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân;

6. Hoàng Đức Thân (2014), Tập bài giảng Kinh tế thương mại và dịch vụ dành cho cao học viên ngành Kinh tế Thương mại và dịch vụ, Viện TM & KTQT. 7. Hồng Hải Yến (2017), Hoàn thiện kiểm soát sau cho vay tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 8. Kidwell, D. S., Blackwell, D. W., Sias, R. W., & Whidbee, D. A.

(2016). Financial institutions, markets, and money. John Wiley & Sons. 9. Khoa khoa học quản lý (2008), Giáo trình hoa học quản lý, Nxb. Khoa học

Kỹ thuật, Hà Nội

10. Lê Thanh Huệ (2016), Tăng cường kiểm soát vốn vay tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, trường Học viện ngân hàng

11. Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2012 của Thống đốc NHNN về quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

12. Ngân hàng Nhà nước (2018), Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước

Nội

14. Peter S.Rose (2014), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội 15. Phạm Thị Thủy (2015), Kiểm soát nội bộ đối với cho vay thương mại tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vietinbank chi nhánh Thăng Long, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

16. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

17. Stewart, C., & Can, I. (2006). Bankrupt your student loans and other discharge strategies. Authorhouse, June.

18. Uỷ ban Basle về giám sát ngân hàng (1998), Khuôn khổ các hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tỏ chức hoạt động ngân hàng.

19. Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017

20. Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018

21. Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn (2019), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019

Xin chào Quí Ông/Bà. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài “Kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân đối với cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn”, xin Ông/Bà vui lòng cung cấp một số thông tin theo những câu hỏi dưới đây.

Xin cám ơn Ông/Bà đã nhận lời tham gia cuộc phỏng vấn của tôi. Cũng xin lưu ý mọi thông tin trung thực do Ông/Bà cung cấp không có quan điểm nào là đúng hay sai và tất cả đều rất có giá trị cho nghiên cứu của chúng tôi. Thông tin mà Ông/Bà cung cấp sẽ được tôi sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu và sẽ được bảo mật hoàn toàn.Tôi rất mong nhận được sự hợp tác của Ông/Bà.

Chân thành cám ơn sự hợp tác của Ông/Bà ! Phần 1: Một số thông tin

Xin Ông/Bà vui lòng cho biết những thông tin cá nhân về Ông/Bà dưới đây:

1. Giới tính

 Nam  Nữ

2. Độ tuổi của Ông/Bà

Dưới 30 tuổi Từ 30 – 40 tuổi

Từ 41 – 50 tuổi  Trên 50 tuổi

3. Kinh nghiệm làm việc

Dưới 5 năm Từ 5 – dưới 10 năm

Từ 10 – dưới 20 năm  Từ 20 năm trở lên

4. Chức vụ

Ban lãnh đạo, trưởng/phó phòng Nhân viên

Phần 2: Ông/Bà hãy tích dấu (x) vào ô theo ý kiến của Ông/Bà cho các nội dung dưới đây với các câu trả lời:

1 – Rất không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Trung lập; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý

Tiêu chí

1 2 3 4 5

Tổ chức bộ máy kiểm soát giải ngân và sau giải ngân tại chi nhánh khoa học, hợp lý

Bộ máy kiểm soát có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong chi nhánh Bộ máy kiểm soát đủ số lượng về nhân sự

Cán bộ thực hiện công tác kiểm soát giải ngân và sau giải ngân là những người có trình độ chuyên môn rất tốt Cán bộ thực hiện công tác kiểm soát giải ngân và sau giải ngân là những người có đạo đức nghề nghiệp rất tốt

2.2. Đánh giá của Ông/Bà về quy trình kiểm soát hoạt động giải ngân

Tiêu chí Mức độ đồng ý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 2 3 4 5

Quy trình kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân được chi nhánh xây dựng cụ thể, chi tiết

Quy trình được xây dựng hợp lý phù hợp với thực tiễn

Các cán bộ làm công tác kiểm soát luôn bám sát quy trình để thực hiện

Công tác lập kế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác

Công tác xây dựng thời gian kiểm tra, kiểm soát rõ ràng, khả thi và chi tiết

2.3. Đánh giá của Ông/Bà về nội dung kiểm soát giải ngân

hiện một các đầy đủ

Công tác kiểm soát giải ngân được thực hiện một cách khách quan, minh bạch Công tác kiểm soát giải ngân rất hiệu quả Công tác kiểm soát giải ngân giúp chi nhánh kiểm soát được các rủi ro xảy ra trong quá trình giải ngân

2.4.Đánh giá của Ông/Bà về nội dung kiểm soát sau giải ngân đối với KHCN

Tiêu chí Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Công tác nhận dạng và đo lường rủi ro sau giải ngân được ngân hàng rất quan tâm Các hoạt động nhận dạng và đo lường rủi ro thường xuyên được sử dụng Các hồ sơ vay vốn của khách hàng thường xuyên được kiểm tra

Các cán bộ tín dụng thường xuyên viếng thăm các KHCN có khoản vay cao và dấu hiệu rủi ro

Các cán bộ tín dụng và hỗ trợ tín dụng thường xuyên yêu cầu KH cung cấp các thông tin, sao kê bảng lương sau khi vay vốn

Tất cả các khoản cho vay sau khi giải ngân đều được kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay

Các cán bộ tín dụng, hỗ trợ tín dụng thường xuyên thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm

loại KHCN

Các biện pháp kiểm soát rủi ro đưa ra đều rất hiệu quả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN VÀ SAU GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK)- CHI NHÁNH LẠNG SƠN (Trang 103 - 112)