công tác kiểm soát
3.2.2.1. Đảm bảo số lượng cán bộ nhân viên thực hiện công tác kiểm soát tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn
Để đảm bảo được số lượng cán bộ nhân viên thực hiện công tác kiểm soát tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn thì cần phải được thực hiện thông qua công tác tuyển dụng. Theo đó, các bước được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Cần phải xác định lại toàn bộ khối lượng công việc để đánh giá mức độ thiếu hụt về đội ngũ kiểm soát tại chi nhánh. Xác định rõ thiếu hụt nhân viên kiểm soát hay là chuyên gia kiểm soát.
Bước 2: Xác định điều kiện để tuyển dụng: Độ tuổi, trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ kiểm soát.
bộ phận khác sang bộ phận kiểm soát cho vay) hoặc thực hiện tuyển dụng bên ngoài. Tuy nhiên, dù tuyển dụng bên trong hay bên ngoài cũng phải đảm bảo được các yếu tố về năng lực chuyên môn phải tốt và có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kiểm soát. Đây là những gì còn thiếu đối với nguồn nhân lực về hoạt động kiểm soát cho vay tại chi nhánh.
Bước 4: Cần xây dựng chính sách phúc lợi để giữ chân các cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt.
3.2.2.2. Đảm bảo chất lượng cán bộ nhân viên thực hiện công tác kiểm soát tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn
Để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm soát tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn là một trong những giải pháp cần thiết để hoàn thiện kiểm soát giải ngân và sau giải ngân. Để thực hiện được các giải pháp này, chi nhánh cần thực hiện các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần rà soát, xây dựng lại khung năng lực đối với đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát trong nội bộ của chi nhánh nói chung và kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân nói riêng. Việc xây dựng khung năng lực này phải đảm bảo các nội dung cụ thể, chi tiết cho từng loại năng lực đối với từng bộ phận thực hiện nhiệm vụ kiểm soát. Cụ thể, đối với yêu cầu về năng lực chuyên môn cần phải xây dựng những năng lực cần thiết về chuyên môn đối với các cán bộ làm kiểm soát như sự hiểu biết về quy trình cho vay, sự hiểu biết về hồ sơ vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, phương án vay vốn, hồ sơ tài bảo đảm… Bên cạnh đó, các cán bộ kiểm soát phải là những nắm vững về các quy định của pháp luật…Về kỹ năng đội ngũ kiểm soát phải là những có kỹ năng kiểm tra, so sánh, đối chiếu, phát hiện, làm việc nhóm,…Về yêu cầu đạo đức nghề nghiệp phải đảm bảo các đức tính: Trung thực, cẩn thận, khách quan, công bằng…Đối với khung năng lực, cần phải xây dựng được các chỉ tiêu cụ thể có thể đo lường được đối với năng lực của đội ngũ làm công tác kiểm soát.
Thứ hai, rà soát lại, đánh giá lại năng lực của đội ngũ làm công tác kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân tại chi nhánh. Việc rà soát, đánh giá được dựa trên khung năng lực cho đội ngũ cán bộ kiểm soát đã được xây dựng ở nội dung thứ nhất. Cần thiết phải đi sâu vào đánh giá từng loại năng lực, xác định thiếu hụt hay yếu thế ở năng lực nào để có kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với sự thiếu hụt của các năng lực đó. Trên thực tế, tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn, hầu hết tất các cán bộ kiểm soát đều bị thiếu hụt khá lớn so với khung năng lực chuẩn đưa ra. Đặc biệt là những kiến thức tổng hợp về chuyên môn, pháp lý của đội ngũ cán bộ nhân viên vẫn còn khá yếu. Sự hiểu biết về đặc thù ngành nghề kinh
doanh của các doanh nghiệp là không chuyên sâu. Bên cạnh đó, các kỹ năng về kiểm tra, rà soát vẫn còn hạn chế. Do đó, đây là cơ sở quan trọng để xây dựng chương trình đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát.
Thứ ba, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp đối với cán bộ nhân viên thực hiện công tác kiểm soát. Các chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên đánh giá về mức độ thiếu hụt của các cán bộ nhân viên đang thực hiện công tác kiểm soát nói chung và kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân. Qua kết quả phân tích thực trạng cho thấy, vẫn còn nhiều cán bộ thực hiện công tác kiểm soát thiếu hụt về chuyên môn, kỹ năng. Theo đó, các chương trình đào tạo tập trung vào các nội dung như sau”
- Chú trọng nâng cao mức độ hiểu biết của các cán bộ nhân viên thực hiện công tác kiểm soát cho vay về đặc thù ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Đối với các khoản vay lớn, phức tạp hoặc tài trợ dự án đầu tư, nên xem xét sự cần thiết phải có sự hỗ trợ tăng cường của các chuyên gia am tường về lĩnh vực tài trợ cho vay để xác định đúng được nhu cầu vốn, phân tích được đầy đủ các loại rủi ro.
- Xây dựng chương trình đào tạo về các kỹ năng phát hiện, nhận biết rủi ro sớm đối với các loại rủi ro xảy ra trong quá trình giải ngân và sau giải ngân.
Bên cạnh đó, xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, để hạn chế rủi ro sau khi cho vay, đã đến lúc cần phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn, có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ của ngân hàng:
Về năng lực công tác: Yêu cầu mỗi cán bộ của ngân hàng, đặc biệt cán bộ có liên quan đến công tác cho vay không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng.
Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: Yêu cầu mỗi cán bộ của ngân hàng phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Cán bộ ở cương vị càng cao, càng phải gương mẫu trong việc thực hiện đúng quy chế cho vay; quy định về bảo đảm tiền vay; quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và các văn bản có liên quan khác.
- Cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công tác của họ để có đãi ngộ, đối xử công bằng; Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn; Đối với cán bộ có sai phạm, tùy theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật. Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.
- Thường xuyên liên kết, tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, các khóa chuyên đề nâng cao trình độ. Nếu chưa gửi người đi đào tạo kịp thì có thể đào tạo tại chỗ, các giảng viên là lãnh đạo phòng hay các chuyên viên có kinh nghiệm.
- Rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ
- Chọn những cán bộ có năng lực làm cán bộ nguồn, tập trung đào tạo và có các chính sách đãi ngộ thích hợp để đảm bảo khung nhân sự được ổn định bên cạnh các nhân sự mới.