Vietinbank
Khi thực hiện bất kỳ công việc nào đều phải có mục tiêu, nội dung và phương pháp thực hiện. Tất cả những yếu tố này được quy định thống nhất trong một quy trình. Quy trình mang tính chất hướng dẫn và định hướng cho công việc kiểm soát nội bộ mà phần lớn kết quả “của kiểm soát nội bộ phụ thuộc vào hệ thống phương pháp kiểm soát. Hệ thống phương pháp kiểm soát có thể được chia thành: thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm tuân thủ, thủ tục phân tích và thử nghiệm cơ bản. Thử nghiệm kiểm soát bao gồm các biện pháp nhằm đánh giá tính hiện hữu và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hiện có. Thử nghiệm
tuân thủ nhằm kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà nước cũng như các quy định nội bộ của Vietinbank. Thủ tục phân tích giúp các kiểm soát viên khoanh vùng rủi ro nhằm giảm bớt số lượng các thử nghiệm cơ bản. Thử nghiệm cơ bản được thực hiện nhằm thu thập bằng chứng kiểm soát.
Trong quy trình kiểm soát nội bộ cần xây dựng một chương trình kiểm soát nội bộ chuẩn áp dụng cho từng nội dung kiểm soát. Chương trình này sẽ bao gồm: các bước thực hiện kiểm soát và hệ thống phương pháp kiểm soát áp dụng cho từng loại hình và nghiệp vụ cần kiểm soát. Về các bước thực hiện kiểm soát có thể xây dựng mô hình gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Xác định rủi ro
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm soát Bước 3: Thực hiện kiểm soát
Bước 4: Kết thúc kiểm soát: Lập báo cáo kiểm soát, theo dõi khắc phục. Bước 5: Lưu hồ sơ kiểm soát nội bộ.
Thiết kế và lựa chọn các thủ tục kiểm soát hợp lý
Thủ tục kiểm soát hiện nay tại Vietinbank chi nhánh Lạng Sơn được thiết kế theo một quy trình cơ bản phù hợp với các nguyên tắc của KSNB. Tuy nhiên đôi chỗ thủ tục này còn mang tính hình thức, chưa thực sự có chiều sâu và chưa phát huy hiệu quả cao nhất.
Do vậy để kiểm soát các quy trình nghiệp vụ của Vietinbank tốt hơn, thủ tục kiểm soát cần được thiết kế theo các hướng sau:
Trước hết, đánh giá rủi ro là vấn đề rất quan trọng trong nghiệp vụ KTNB hoạt động của Ngân hàng. Bất kỳ hoạt động nào cũng đều có thể phát sinh những rủi ro và khó có thể kiểm soát được hết những rủi ro đó. Các thủ tục kiểm soát được thiết kế với mục tiêu chủ yếu là giới hạn các rủi ro có thể xảy ra. Rủi ro càng lớn thì phạm vi các thủ tục kiểm soát càng rộng. Vấn đề là các nhà quản lý phải quyết định rủi ro có thể chấp nhận được và công việc phải làm để quản lý rủi ro đó. Vì vậy Lãnh đạo Ngân hàng phải thận trọng khi thiết lập các mục tiêu của đơn vị, kể cả mục tiêu chung của Ngân hàng và mục tiêu riêng của từng hoạt động. Tiếp theo đó cần phải
biết cách nhận dạng và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro làm cho các mục tiêu khó thể thực hiện được và phải cố gắng kiểm soát những rủi ro này.
Sau nữa: Mọi rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của Ngân hàng đều phải được nhận dạng, đo lường, đánh giá một cách thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Trên cơ sở xác định các rủi ro, Ngân hàng sẽ có biện pháp thiết kế và lựa chọn thủ tục kiểm soát thích hợp để triển khai. Bên cạnh đó Ngân hàng cần có quy định các bước về việc xử lý nợ có vấn đề để triển khai quản lý và xử lý nợ xấu một cách hiệu quả và chặt chẽ.
Ngân hàng cần thiết kế và lựa chọn thủ tục kiểm soát hợp lý phù hợp với quy trình nghiệp vụ và sản phẩm của Ngân hàng. Thủ tục cần chặt chẽ và có nội dung súc tích đáp ứng đủ yêu cầu đề ra và thuận tiện trong triển khai thực hiện.
Mặt khác, cơ chế kiểm tra, thủ tục KSNB cần được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị, bộ phận trực thuộc Ngân hàng dưới các hình thức thích hợp như cơ chế phân cấp uỷ quyền rõ ràng minh bạch, cơ chế kiểm tra chéo giữa các cá nhân, các bộ phận, xác định hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận...
Có thiết kế và lựa chọn thủ tục kiểm soát hợp lý phù hợp với từng mặt nghiệp vụ, từng loại rủi ro thì thủ tục kiểm soát của Ngân hàng mới ngày càng hoàn thiện và phát huy hiệu quả đối với hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng khi thiết kế thủ tục kiểm soát cần phải lựa chọn thủ tục kiểm soát phù hợp. Thủ tục kiểm soát phải đảm bảo các nghiệp vụ phát sinh đều phải được thể hiện bằng chứng từ, ghi chép sổ sách đầy đủ và đồng thời phải quản lý được rủi ro.