Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN VÀ SAU GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK)- CHI NHÁNH LẠNG SƠN (Trang 83 - 88)

2.4.2.1. Kết quả đạt được

Kiểm soát giải ngân và sau giải ngân đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, kiểm soát giải ngân đã giúp cho chi nhánh kịp thời phát hiện ra những hồ sơ chưa đầy đủ hồ sơ giấy tờ, hồ sơ không hợp lệ. Cụ thể trong giai đoạn 2017 – 2019 kiểm soát giải ngân đã giúp cho chi nhánh phát hiện ra 57 hồ sơ không đầy đủ giấy tờ, hoặc giấy tờ không hợp lệ. 46 hồ sơ không giải ngân đúng hạn và 28 hồ sơ bị lỗi trong quá trình bàn giao hồ sơ. Việc phát hiện kịp thời các hồ sơ không hợp lệ trong quá trình giải ngân đã giúp cho ngân hàng tránh được các nguy cơ rủi ro do các vấn đề giải ngân không hợp lý gây lên.

Thứ hai, công tác kiểm tra, kiểm soát phương thức giải ngân cũng rất quan trọng. Số liệu thống kê cho, phần lớn Chi nhánh đã thực hiện một cách nghiêm túc hình thức giải ngân, số tiền gửi ngân theo đúng quy định của NHTM. Theo đó, 100% các khoản giải ngân đều phù hợp với yêu cầu của khách hàng và yêu cầu của ngân hàng. Tiêu chí “Công tác kiểm soát giải ngân được thực hiện một các đầy đủ”; “Công tác kiểm soát giải ngân được thực hiện một cách khách quan, minh bạch”

được đánh giá khá tốt với mức điểm trung bình đạt trên 4 điểm.

Thứ ba, Chi nhánh đã sử dụng đầy đủ các phương pháp nhận dạng và đo lường rủi ro như kiểm tra sau khi vay vốn, viếng thăm trực tiếp, yêu cầu cung cấp bản thu nhập sau khi vay vốn, định giá lại tài sản bảo đảm.

Thứ tư, các biện pháp kiểm soát rủi ro đã được thực khá đầy đủ như Thu hồi trước nợ; Số lượng hồ sơ phải bổ sung tài sản bảo đảm; Trích lập thêm dự phòng; Hỗ trợ cho các KH gặp khó khăn.

Thứ năm, các mục tiêu đưa ra đều đã phần nào đạt được.

2.4.2.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác kiểm soát giải ngân và sau giải ngân vẫn còn nhiều hạn chế. Các hạn chế cụ thể như sau:

Thứ nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, các tiêu chí như “Tổ chức bộ máy kiểm soát giải ngân và sau giải ngân tại chi nhánh khoa học, hợp lý”; “Bộ máy kiểm soát có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong chi nhánh” chỉ được đánh giá với mức điểm trung bình lần lượt đạt 3,07/5 điểm và 3,41/5 điểm.

Thứ hai, theo đánh giá của các cán bộ nhân viên được khảo sát về công tác kiểm soát giải ngân thì nhiều cán bộ nhân viên đánh giá không thực sự được đánh giá cao về tính hiệu quả. Theo đó, tiêu chí “Công tác kiểm soát giải ngân rất hiệu quả”; “Công tác kiểm soát giải ngân giúp chi nhánh kiểm soát được các rủi ro xảy ra trong quá trình giải ngân” chỉ đạt được mức điểm trung bình lần lượt là 3,17/5 điểm và 3,41/5 điểm.

Thứ ba, mặc dù các phương pháp được sử dụng để nhận diện rủi ro và đo lường đã được chi nhánh ứng dụng trong việc nhận dạng và đo lường được các rủi ro xảy ra nhưng mới chỉ sử dụng ở tần suất rất thấp, sử dụng cho có nhưng chưa thực sự hiệu quả. Tỷ lệ số lần viếng thăm, số hồ sơ yêu cầu cung cấp bảng thu nhập sau khi vay vốn; Số hồ sơ được kiểm tra lại mục đích vay vốn; Số hồ sơ được kiểm tra định giá lại tài sản bảo đảm chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số hồ sơ đang vay vốn tại chi nhánh.

Thứ tư, các biện pháp kiểm soát rủi ro đã được đưa ra khá đầy đủ nhưng lại chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân là do việc thu hồi nợ trước hạn sẽ rất khó đối

với những khách hàng cá nhân cố tình sử dụng vốn sai mục đích, đã chi tiêu toàn bộ số vốn vay được của ngân hàng. Việc bổ sung thêm tài sản bảo đảm của khách hàng là rất khó khăn khi nhiều KHCN không có tài sản bảo đảm nào khác. Kết quả khảo sát cho thấy, các tiêu chí “Các cán bộ tín dụng thường xuyên viếng thăm các KHCN có khoản vay cao và dấu hiệu rủi ro”; “Các cán bộ tín dụng và hỗ trợ tín dụng thường xuyên yêu cầu KH cung cấp các thông tin, sao kê bảng lương sau khi vay vốn”; Tất cả các khoản cho vay sau khi giải ngân đều được kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay”; “Các biện pháp kiểm soát rủi ro đưa ra đều rất hiệu quả” bị đánh giá rất thấp với mức điểm trung bình chỉ đạt dưới 3 điểm.

Thứ năm, một số mục tiêu không đạt như mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Theo đó, các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro đều có xu hướng tăng lên.

2.4.2.3. Nguyên nhân hạn chế

a. Nguyên nhân bên trong

Thứ nhất, quan điểm của lãnh đạo về kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân. Các cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thực sự quan tâm và đề cao vai trò của công tác kiểm soát giải ngân và sau giải ngân. Nguyên nhân là do tỷ trọng cho vay KHCN là rất thấp trong tổng dư nợ của chi nhánh. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay đối với từng KHCN là rất thấp, thấp hơn nhiều so với dư nợ trung bình 1 doanh nghiệp nên nếu xảy ra rủi ro thì không đáng ngại bằng khách hàng doanh nghiệp. Do đó, các cán bộ lãnh đạo, quản lý chi nhánh chủ yếu tập trung quản trị rủi ro cho KHDN. Tiêu chí “Công tác nhận dạng và đo lường rủi ro sau giải ngân được ngân hàng rất quan tâm” chỉ đạt được mức điểm trung bình đạt 3,28/5 điểm.

Thứ hai, về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực liên quan trực tiếp và gián tiếp đến công tác kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân theo đánh giá vẫn còn thiếu. Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế. Điều này được thể hiện qua các tiêu chí đánh giá “Bộ máy kiểm soát đủ số lượng về nhân sự”; “Cán bộ thực hiện công tác kiểm soát giải ngân và sau giải ngân là những người có trình độ chuyên môn rất tốt”; “Cán bộ thực hiện công tác kiểm soát giải

ngân và sau giải ngân là những người có đạo đức nghề nghiệp rất tốt” đạt được mức điểm trung bình lần lượt 3/5 điểm; 3,14/5 điểm; 3,38/5 điểm.

Thứ ba, quy trình kiểm soát không được đánh giá cao. Kết quả khảo sát cho thấy, các tiêu chí “Quy trình kiểm soát hoạt động giải ngân và sau giải ngân được chi nhánh xây dựng cụ thể, chi tiết”; “”Quy trình được xây dựng hợp lý phù hợp với thực tiễn”; “Các cán bộ làm công tác kiểm soát luôn bám sát quy trình để thực hiện”; “Công tác xây dựng thời gian kiểm tra, kiểm soát rõ ràng, khả thi và chi tiết” chỉ đạt được mức điểm trung bình lần từ 2,83/5 điểm đến 3,31/5 điểm.

Thứ tư, Ứng dụng công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm soát giải ngân và sau giải ngân chưa được thực hiện phổ biến. Theo đó, hiện các phần mềm ứng dụng vào hoạt động kiểm soát tại chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế.

b. Nguyên nhân bên ngoài

Thứ nhất, về môi trường pháp lý, thủ tục kiếm soát chưa chặt chẽ và chưa phát huy tác dụng; các văn bản về cho vay chưa đầy đủ, các chế tài đối với việc chậm trả chưa đủ tính răn đe.

Các thủ tục kiểm soát trong đối với hoạt động tín dụng tại Vietinbank là khá đầy đủ. Tuy nhiên, các thủ tục này lại chưa chặt chẽ, thế hiện (i) Không có kiểm tra chéo định kỳ và đột xuất giữa các cán bộ tín dụng với nhau; (ii) Không có sự luân chuyển cán bộ tín dụng và luân chuyển quản lý mà khách hàng vay giữa các cán bộ tín dụng; (iii) Không có biện pháp kiểm soát việc thực thi quyền phán quyết tín dụng của giám đốc chi nhánh ngoài việc tổ chức các đoàn kiểm tra (không thường xuyên). Hiện trạng này gây rủi ro tác nghiệp tiềm ẩn rất lớn đối với hoạt động cho vay thương mại. Việc duy trì một cán bộ tín dụng, một phòng tín dụng quản lý một khách hàng vay có ưu điểm là quá trình theo dõi khách hàng được liên tục nên hiểu rõ về khách hàng hơn, nhưng lại có nhược điểm là nguy cơ thông đồng và bao che rất lớn. Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ do Ngân hàng Nhà nước ban hành chưa nhiều, chưa sát và chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh các ngân hàng. Do đó

chưa tạo ra hành lang pháp lý tốt cho hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại. Vietinbank chưa có thước đo chuẩn mực về hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Thứ hai, công tác giám sát từ xa và việc áp dụng công nghệ tin học trong kiểm tra, kiểm soát còn hạn chế: Hệ thống phần mềm Vietinbank đang sử dụng chưa hỗ trợ các KSV trong việc cung cấp các thông tin chi tiết về hoạt động tín dụng dưới dạng các báo cáo tổng hợp theo nhiều tiêu thức khác nhau. Do đó công tác giám sát từ xa hoạt động tín dụng của các KSV còn gặp những hạn chế nhất định về mặt thời gian. Do đó có những rủi ro xuất phát từ những sai phạm nghiệp vụ không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Vì vậy ngân hàng cần có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động tín dụng.

Thứ ba, nhận thức của khách hàng về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều khách hàng có đạo đức không tốt, cố tính trốn nợ và sử dụng các hành vi làm giả giấy tờ lừa đảo ngân hàng.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN VÀ SAU GIẢI

NGÂN

ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK - CHI NHÁNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI NGÂN VÀ SAU GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM(VIETINBANK)- CHI NHÁNH LẠNG SƠN (Trang 83 - 88)