Về cỡ mẫu, nguyên tắc lấy mẫu phổ biến nhất hiện nay là Bollen 5:1 (1989): kích thước mẫu dự kiến tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Theo đó, người viết chọn kích thước mẫu theo công thức: N ≥ 5*x (trong đó x là tổng số biến quan sát). Như vậy tương ứng với 36 biến quan sát, cỡ mẫu tối thiểu là 180 mẫu.
Tổng số phiếu khảo sát được gửi đi là 316 phiếu, do có một số cá nhân từ chối trả lời phiếu khảo sát, số phiếu thu về là 279 phiếu. Trong đó, có 70 phiếu trả lời không hợp lệ do các trường hợp 1 câu hỏi nhưng có nhiều hơn 2 lựa chọn hoặc không đưa ra lựa chọn nào. Số phiếu không hợp lệ được loại bỏ, không đưa vào phân tích số liệu. Như vậy, số phiếu hợp lệ là 209 phiếu, phù hợp với yêu cầu về cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu.
Cấu trúc phiếu khảo sát gồm 2 phần: phần 1: thông tin của đối tượng khảo sát gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác; phần 2: nội dung các câu hỏi khảo sát, gồm 36 câu hỏi. Phiếu khảo sát được phát ra không bao gồm nội dung về mục đích của nghiên cứu cũng như tên các biến khảo sát và không yêu cầu cung cấp thông tin về tên họ, khoa/phòng công tác, vị trí chuyên môn của người
được khảo sát nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực của việc lựa chọn câu trả lời.
3.3.Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
Thang đo hiệu chỉnh Mô hình hiệu chỉnh
Thang đo Bảng câu hỏi
khảo sát Giả thuyết
Mô hình nghiên cứu đề xuất Xác định vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Lược khảo các nghiên cứu liên quan
Xây dựng thang đo
Thu thập dữ liệu định lượng
Phân tích dữ liệu: Thống kê mô tả
Kiểm định độ tin cậy của thang đo Phân tích nhân tố khám phá Kiểm định hồi quy cho các giả thuyết
Báo cáo kết quả nghiên cứu và bàn luận