đạo - nhân viên” và “Cam kết cảm xúc với tổ chức” có tác động tích cực đến “Hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân”
Phân tích hồi quy được thực hiện với 3 biến độc lập bao gồm: “Văn hóa học hỏi trong tổ chức” (OLC), “Chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên” (LMX) và
“Cam kết cảm xúc với tổ chức” (OC) và biến phụ thuộc là “Hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân” (OCBI). Kết quả như sau:
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định hồi quy giả thuyết H3
R bình phương = 0.201 Hệ số Durbin-Watson = 1.834 Sig của kiểm định ANOVA = 0.000
Mô hình Hệ số hồi quy chưa
được chuẩn hóa Các hệ sốhồi quy chuẩn hóa T Sig. VIF B Độ lệch chuẩn Beta 1 Hằng số 2.297 0.260 8.852 0.000 OLC 0.093 0.056 0.110 1.664 0.009 1.125 LMX 0.233 0.053 0.297 4.415 0.000 1.162 OC 0.136 0.050 0.186 2.726 0.007 1.192
Kết quả hồi quy cho thấy R bình phương = 0.201 cho thấy các biến độc lập OLC, LMX, OC giải thích được 20.1% biến thiên của biến phụ thuộc OCBI. Kiểm định ANOVA về sự phù hợp của mô hình có mức ý nghĩa <5%, nên mô hình có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Ngoài ra, hệ số Durbin-Watson bằng 1.834 < 2 nên mô hình không bị hiện tượng tự tương quan. Kết quả hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 nên các biến giải thích trong mô hình không bị hiện tượng đa cộng tuyến.Do đó các kết quả hệ số β có thể được xem xét.
Kết qủa các hệ số β đều lớn hơn 0 (dương), cho thấy các biến “Văn hóa học hỏi trong tổ chức” (OLC), “Chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên” (LMX) và “Cam kết cảm xúc với tổ chức” (OC) có mối liên hệ tuyến tính thuận với biến “Hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân” (OCBI). Phương trình hồi quy tuyến tính được thể hiện như sau:
OCBI = 0.110*OLC + 0.297*LMX + 0.186*OC + α
Kết luận: văn hóa học hỏi của tổ chức, chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên và cam kết cảm xúc với tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân, trong đó chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên có tác
động lớn nhất tới hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân ( = 0.297). Vậy giả thuyết H3 đã được kiểm định và chứng minh.