Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Văn hóa học hỏi trong tổ chức (Trang 49 - 50)

3.5.1. Phương pháp phân tích dữ liệu

Bước 1: Thực hiện kháo sát ý kiến của nhân viên làm việc tại BV.TMHH. Người viết tiếp cận với các trưởng khoa/phòng và xin phép được trực tiếp thực hiện khảo sát với nhân viên. Phiếu khảo sát được trực tiếp phát ra và thu về trong khoảng 20 phút ngay sau khi kết thúc buổi họp giao ban định kỳ mỗi ngày của khoa/phòng. Tổng số phiếu khảo sát được gửi đi là 316 phiếu, do có một số cá nhân từ chối trả lời phiếu khảo sát, số phiếu thu về là 279 phiếu. Trong đó, có 70 phiếu trả lời không hợp lệ do các trường hợp 1 câu hỏi nhưng có nhiều hơn 2 lựa chọn hoặc không đưa ra lựa chọn nào. Số phiếu không hợp lệ được loại bỏ, không đưa vào phân tích số liệu. Như vậy, số phiếu hợp lệ là 209 phiếu, số phiếu không hợp lệ không đưa vào phân tích số liệu. Dữ liệu sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ, được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.

Bước 2: Tiến hành thống kê mô tả đối tượng khảo sát theo độ tuổi, giới tính, chức vụ, thâm niên công tác.

Bước 3: Kiểm định và hiệu chỉnh thang đo bằng việc kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Anpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Thang đo gồm 36 câu hỏi tương ứng với 5 nhân tố. Sau khi thực hiện kiểm định hệ số Cronbach’s Anpha sẽ lựa chọn những câu hỏi có hệ số lớn nhất, có mối liên hệ chặt chẽ nhất với các nhân tố cần đo lường.

Bước 4: Kiểm định hồi quy cho từng giả thuyết, từ đó chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu, bao gồm:

- Kiểm định sự tương quan giữa các nhân tố;

- Kiểm định hồi quy đa biến giữa các biến độc lập tác động đến yếu tố Hành vi công dân tổ chức (OCB);

Một phần của tài liệu Văn hóa học hỏi trong tổ chức (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w