tổ chức” có khác nhau giữa các nhóm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thâm niên công tác
4.7.1. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức” giữa các nhóm giới tính
Sử dụng kiểm định Levene để kiểm định giả thuyết H0: Phương sai của 2 tổng thể bằng nhau
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức (OCBO)” giữa các nhóm giới tính
OCBO Phương sai bằng
nhau không bằng nhauPhương sai Kiểm định Levene SigF 0.4870.486 Kiểm định t-test về sự bằng nhau giữa các giá trị trung bình T 1.018 1.219 Df 207 136.788 Sig (2 phía) 0.310 0.285
Vì giá trị sig của kiểm định Levene bằng 0.486 > 0.05 nên phương sai giữa 2 nhóm giới tính là không khác nhau. Sử dụng kiểm định t ở cột phương sai bằng nhau, kết quả sig > 0.05, ta chấp nhận giả thuyết H0. Như vậy, với dữ liệu khảo sát được thì kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm giới tính về hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức.
4.7.2. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức” giữa các nhóm độ tuổi
Vì biến “Độ tuổi” được chia làm 3 nhóm nên khi kiểm định sự khác biệt về “Hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức” của các nhóm này, nghiên cứu sử dụng phân tích phương sai 1 yếu tố. Kết quả kiểm định theo bảng:
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức giữa các nhóm tuổi
Sig của kiểm định Levene = 0.455
Tổng bình
phương df bình phươngTrung bình F Sig.
Giữa các nhóm 0.139 2 0.069 0.295 0.745
Trong các nhóm 48.413 206 0.235
Tổng 48.552 208
Kết quả kiểm định Levene trong bảng trên có sig = 0.455 >0.05, kết luận phương sai đánh giá về hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức giữa các nhóm tuổi không khác nhau ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, nghiên cứu có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA. Kết quả sig = 0.745 > 0.05, chấp nhận giả thuyết H0: Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức giữa các nhóm tuổi khác nhau ở mức ý nghĩa 5%.
4.7.3. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức” giữa các nhóm trình độ học vấn
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức giữa các nhóm trình độ học vấn
Sig của kiểm định Levene = 0.845
Tổng bình
phương Df bình phươngTrung bình F Sig.
Giữa các nhóm 0.121 2 0.060 0.257 0.774
Trong các nhóm 48.431 206 0.235
Kết quả kiểm định Levene trong bảng trên có sig = 0.845 >0.05, kết luận phương sai đánh giá về hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức giữa các nhóm trình độ học vấn không khác nhau ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, nghiên cứu có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA. Kết quả sig = 0.774 > 0.05, chấp nhận giả thuyết H0: Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau ở mức ý nghĩa 5%
4.7.4. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức” giữa các nhóm thâm niên công tác
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức giữa các nhóm thâm niên công tác
Sig của kiểm định Levene = 0.591
Tổng bình phương Df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 1.409 3 0.470 2.043 0.109 Trong các nhóm 47.143 205 0.230 Tổng 48.552 208
Kết quả kiểm định Levene trong bảng trên có sig = 0.591 >0.05, kết luận phương sai đánh giá về hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức giữa các nhóm thâm niên công tác không khác nhau ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, nghiên cứu có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA. Kết quả sig = 0.109 > 0.05, chấp nhận giả thuyết H0: Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức giữa các nhóm thâm niên công tác khác nhau ở mức ý nghĩa 5%
4.8. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân” có khác nhau giữa các nhóm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thâm niên công tác
4.8.1. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân” giữa các nhóm giới tính
Sử dụng kiểm định Levene để kiểm định giả thuyết H0: Phương sai của 2 tổng thể bằng nhau
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân (OCBI)” giữa các nhóm giới tính
OCBI Phương sai bằng
nhau không bằng nhauPhương sai Kiểm định Levene F 1.397 Sig 0.239 Kiểm định t-test về sự bằng nhau giữa các giá trị trung bình T 1.194 1.219 Df 207 126.631 Sig (2 phía) 0.234 0.225
Vì giá trị sig của kiểm định Levene bằng 0.239 > 0.05 nên phương sai giữa 2 nhóm giới tính là không khác nhau. Sử dụng kiểm định t ở cột phương sai bằng nhau, kết quả sig > 0.05, ta chấp nhận giả thuyết H0. Như vậy, với dữ liệu khảo sát được thì kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm giới tính về hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân
4.8.2. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân” giữa các nhóm độ tuổi
Vì biến “Độ tuổi” được chia làm 3 nhóm nên khi kiểm định sự khác biệt về “Hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân” của các nhóm này, nghiên cứu sử dụng phân tích phương sai 1 yếu tố. Kết quả kiểm định theo bảng:
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân giữa các nhóm tuổi
Sig của kiểm định Levene = 0.664
Tổng bình
phương df bình phươngTrung bình F Sig.
Giữa các nhóm 0.088 2 0.044 0.223 0.801
Trong các nhóm 40.759 206 0.198
Tổng 40.847 208
Kết quả kiểm định Levene trong bảng trên có sig = 0.664 >0.05, kết luận phương sai đánh giá về hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân giữa các nhóm tuổi không khác nhau ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, nghiên cứu có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA. Kết quả sig = 0.801 > 0.05, chấp nhận giả thuyết H0: Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân giữa các nhóm tuổi khác nhau ở mức ý nghĩa 5%
4.8.3. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân” giữa các nhóm trình độ học vấn
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân giữa các nhóm trình độ học vấn
Sig của kiểm định Levene = 0.306
Tổng bình
phương df bình phươngTrung bình F Sig.
Giữa các nhóm 0.330 2 0.165 0.840 0.433
Trong các nhóm 40.517 206 0.197
Tổng 40.847 208
Kết quả kiểm định Levene trong bảng trên có sig = 0.306 >0.05, kết luận phương sai đánh giá về hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân giữa các nhóm trình độ học vấn không khác nhau ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, nghiên cứu có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA. Kết quả sig = 0.433 > 0.05, chấp nhận giả thuyết H0: Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của hành vi công
dân tổ chức hướng về cá nhân giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau ở mức ý nghĩa 5%.
4.8.4. Kiểm định giả thuyết trị trung bình “Hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân” giữa các nhóm thâm niên công tác
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân giữa các nhóm thâm niên công tác
Sig của kiểm định Levene = 0.958
Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 0.522 3 0.174 0.885 0.450 Trong các nhóm 40.325 205 0.197 Tổng 40.847 208
Kết quả kiểm định Levene trong bảng trên có sig = 0.958 >0.05, kết luận phương sai đánh giá về hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân giữa các nhóm thâm niên công tác không khác nhau ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, nghiên cứu có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA. Kết quả sig = 0.450 > 0.05, chấp nhận giả thuyết H0: Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân giữa các nhóm thâm niên công tác khác nhau ở mức ý nghĩa 5%.
Như vậy, trong phạm vi của nghiên cứu này, chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân và hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức giữa các nhóm giới tính, tuổi, thâm niên công tác, trình độ học vấn.
Từ những kết quả trên, ta có mô hình hiệu chỉnh sau nghiên cứu:
Hình 4.5: Mô hình hiệu chỉnh sau nghiên cứu
Theo đó, mô hình sau nghiên cứu phù hợp với mô hình đề xuất ban đầu hay nói cách khác, yếu tố văn hóa học hỏi trong tổ chức, chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên và cam kết cảm xúc với tổ chức có tác động tích cực đến hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân và hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức.
Tóm tắt chương 4
Chương 4 trình bày toàn bộ kết quả nghiên cứu bào gồm: kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo; phân tích nhân tố khám phá (EFA); kiểm định hồi quy cho từng giả thuyết và kiểm định giả thuyết trị trung bình khác biệt giữa các nhóm giới tính, tuổi, thâm niên công tác, trình độ học vấn. Theo đó, trong phạm vi nghiên cứu này, các yếu tố văn hóa học hỏi trong tổ chức, chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên và cam kết cảm xúc với tổ chức có tác động tích cực đến hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân và hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức
0.259 0.186
Hành vi công dân tố chức hướng về tổ chức
Hành vi công dân tố chức hướng về cá nhân
Văn hóa học hỏi trong tổ chức
Chất lượng
trao đổi lãnh đạo - thành viên Cam kết cảm xúc với tổ chức 0.297 0.200 0.110 0.228 0.293 0.249
của nhân viên bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM. Nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố văn hóa học hỏi trong tổ chức có tác động tích cực đến yếu tố chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên và yếu tố cam kết cảm xúc với tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên cứu chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân và hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức giữa các nhóm giới tính, tuổi, thâm niên công tác, trình độ học vấn.
CHƯƠNG 5
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Chương 5 sẽ trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu chính của đề tài, đưa ra những hạn chế và ý nghĩa học thuật, ý nghĩa thực tiễn của đề tài này đối với hoạt động quản trị các tổ chức y tế, từ đó đưa ra những kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khảo sát mối quan hệ giữa văn hóa hỏi trong tổ chức, chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên, cam kết cảm xúc với tổ chức và hành vi công dân tổ chức, bao gồm hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân và hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức. Đối tượng của nghiên cứu này là các yếu tố văn hóa học hỏi, cam kết cảm xúc với tổ chức, chất lượng quan hệ lãnh đạo-nhân viên và hành vi công dân tổ chức của nhân viên y tế tại BV.TMHH. Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 04 tháng, từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017.
Để đo lường các yếu tố trên, người viết sử dụng các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha như sau: thang đo văn hóa học hỏi trong tổ chức gồm 7 câu hỏi có hệ số Cronbach’s Alpha 0.874; thang đo chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên gồm 7 câu hỏi Cronbach’s Alpha bằng 0.891; thang đo cam kết cảm xúc với tổ chức gồm 6 câu hỏi có hệ số Cronbach's Alpha là 0.869; thang đo yếu tố hành vi công dân tổ chức gồm 16 câu: 8 câu cho hành vi công dân tố chức hướng về cá nhân và 8 câu cho thang đo hành vi công dân tố chức hướng về tổ chức với hệ số Cronbach's Alpha lần lượt là 0.838 và 0.898. Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của các biến quan sát, rút ra được 3 biến độc lập: OLC, LMX và OC và 2 biến phụ thuộc OCBI, OCBO.
Kết quả kiểm định hồi quy của các giả thuyết nghiên cứu cho thấy: văn hóa học hỏi trong tổ chức (OLC) và chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên (LMX) có mối liên hệ tuyến tính thuận với hệ số β = 0.249; văn hóa học hỏi trong tổ chức
(OLC) và cam kết cảm xúc với tổ chức” (OC) có mối liên hệ tuyến tính thuận với hệ số β = 0.293; các biến “Văn hóa học hỏi trong tổ chức” (OLC), “Chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên” (LMX) và “Cam kết cảm xúc với tổ chức” (OC) có mối liên hệ tuyến tính thuận với biến “Hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân” (OCBI) với hệ số β lần lượt là 0.110, 0.297 và 0.186. Tương tự, các biến “Văn hóa học hỏi trong tổ chức” (OLC), “Chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên” (LMX) và “Cam kết cảm xúc với tổ chức” (OC) có mối liên hệ tuyến tính thuận với biến “Hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân” (OCBI) với hệ số β lần lượt là: 0.200, 0.259 và 0.228. Nghiên cứu chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của hành vi công dân tổ chức hướng về cá nhân và hành vi công dân tổ chức hướng về tổ chức giữa các nhóm giới tính, tuổi, thâm niên công tác, trình độ học vấn.
5.2 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ tận tình từ phía nhà trường, giảng viên hướng dẫn cũng như Ban lãnh đạo và các nhân viên của BV.TMHH. Tuy vậy, nghiên cứu này vẫn tồn tại nhiều hạn chế, cần được lưu ý khắc phục trong các nghiên cứu kế tiếp về đề tài này:
Thứ nhất, nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định lượng, cắt ngang thời gian tìm mối tương quan giữa các yếu tố trong mô hình, do đó, không quan sát được quan hệ nhân quả giữa các yếu tố. Nghiên cứu kế tiếp cần thực hiện nghiên cứu theo thời gian, quan sát quan hệ nhân quả giữa các yếu tố;
Thứ hai, mặc dù đã thực hiện khảo sát trên tất cả các nhân viên của BV.TMHH nhưng số lượng phiếu khảo sát thu về đạt yêu cầu đưa vào phân tích còn thấp (66%), không đại diện được cho đối tượng nhân viên làm việc trong ngành y tế nói chung. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chưa đề cập đến sự khác biệt về hành vi công dân tổ chức giữa các vị trí chuyên môn khác nhau (bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên…), giữa các loại hình tổ chức chăm sóc sức khỏe hay giữa ngành y tế với các ngành dịch vụ khác. Vì vậy, trong các nghiên cứu kế tiếp, cần mở rộng phạm vi nghiên cứu cũng như cỡ mẫu khảo sát;
Thứ ba, bên cạnh văn hóa học hỏi trong tổ chức, chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên và cam kết cảm xúc với tổ chức, hành vi công dân tổ chức còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố, cơ chế khác nhau mà trong phạm vi của đề tài này chưa bao quát được đầy đủ;
5.3 Ý nghĩa của nghiên cứu