Khái niệm Virút.

Một phần của tài liệu giáo án 10 CB (Trang 53 - 54)

Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanômét) và có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm một loại axit nuclêic được bao bọc bởi vỏ protêin. Kí sinh trong nội bào bắt buộc.

1.Cấu tạo:

Gồm hai thành phần cơ bản:

- Lõi axit nuclêic(bộ gen): ADN hoặc ARN, chuỗi đơn hay chuỗi kép.

- Vỏ protêin (capsit) bao bọc bên ngoài -> capsôme. một số virut còn có thêm vỏ ngoài (là lớp lipit kép và protêin, trên mặt vỏ có các gai glicoprotein làm nhiệm vụ kháng nguyên giúp virut bám lên bề mặt tế bào)

Virut hoàn chỉnh gọi là viôron.

2. Hình thái.

Mỗi Virut thường được gọi là hạt. gồm 3 loại cấu trúc: xoắn, khối và hỗn hợp.

- Cấu trúc xoắn: capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của a.nuclêic -> Virut có hình que hoặc sợi (vd: Virut khảm thuốc lá, Virut bệnh dại); có loại hình cầu (Virut cúm, sởi).

- Cấu trúc khối: capsome sắp xếp theo hình khối đa điện 20 mặt tam giác đều (vd: Virut bại

Phân biệt virôit và prion. Tính

chất Virut Prion Viroit Vikhuẩn Có CT TB X chỉ chứa ADN hoặc ARN X X chứa cả ADN và ARN X chỉ chứa ARN X chỉ chứa protêin X X X chứa riboxom X Sinh sản độc lập X HIV là gì?

Người có HIV sẽ bệnh gì?biểu hiện lâm sàng của bệnh?

tại sao HIV lại gây nên bệnh AIDS vói các biểu hiện như vậy?

HIV lây truyền chủ yếu qua những con đường nào?

liệt).

- Cấu trúc hỗn hợp: phagơ kí sinh ở vi khuẩn hay còn gọi là thể ăn khuẩn. có cấu trúc giống con nòng nọc. đầu có cấu trúc khối chứa a.nucleic gần với đuôi có cấu trúc xoắn.

II. Phân loại.

Virut được phân loại chủ yếu dựa vào loại a.nucleic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài. Có hai nhóm lớn: Virut ADN và Virut ARN.

* Virôit là phân tử ARN gây nhiễm cho tế bào thực vật. có kích thước rất nhỏ, mạch đơn khép vòng và không được bao bọc bởi vỏ protêin. Virôit không có cả các gen mã hoá cho các protêin. sự nhân lên của vitôit hoàn toàn phụ thuộc vào enzim của tế bào chủ.

* Virôit gây bệnh ở thực vật.(bệnh củ khoai tây hình thoi, bệnh hại cây dứa)

* Prion là phân tử protêin gây bệnh ở một số tế bào nhất định của động vật và không chứa a.nucleic. protêin prion viết tắt là PrP.

* Trong cơ thể bình thường đã có sẵn các phân tử PrP nhưng không gây bệnh. Vì lý do nào đó PrP bình thường thay đổi cấu trúc và trở thành PrP độc gây bệnh.

* PrP là tác nhân gây thoái hoá hệ thần kinh trung ương, làm giảm sút trí tuệ,(bò điên là bệnh prion điển hình hay còn gọi là bệnh xốp não bò).

Một phần của tài liệu giáo án 10 CB (Trang 53 - 54)