1. Thínghiệm với enzim Catalaza.
- Cắt khoai tây chín và sống thành lát mỏng (dày khỏang 5 mm).
- Cho một số lát khoai tây sống vào trong khay nước đá trước thí nghiệm khỏang 30’.
- Lấy một lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, một lát đã luộc chín và một lát từ khay đá ra, dùng ống hút nhỏ giữa mỗi lát một giọt H2O2.
2. Tìm hiểu kết quả thí nghiệm.
Giáo viên đưa ra yêu cầu giải thích tại sao có sự khác nhau trong 3 lá khoai. Gợi ý cho học sinh bọt sủi lên chứng tỏ có khí thoát ra. Vậy khí đó là khí gì? Khí đó do phản ứng nào sinh ra? Lúc này GV có thể giới thiệu enzim catalaza trong củ khoai tây có tác dụng phân giải H2O2 thành O2 và H2O.
Để giải thích sự khác nhau ở 3 nhóm thí nghiệm, GV lưu ý học sinh về điều kiện thí nghiệm là không như nhau. Chú ý học khái niệm biến tính của enzim catalaza khi nhiệt độ cao.
1. Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả khĩm tươi để tách chiết ADN: Thí nghiệm sử dụng enzym trong quả dứa tươi để tách chiết ADN.
B1. Nghiền mẫu vật: nghiền gan, tách rời và phá vỡ các tế bào. Lọai bỏ lớp màng bao bọc gan, thái nhỏ gan cho vào cối nghiền để tách rời hoặc phá vỡ các tế bào gan. Sau khi nghiền xong đỗ thêm một lượng nước gấp đôi lượng gan rồi khấy đều. Sau đó lọc qua giấy lọc để lọai bỏ các phần xơ lấy dịch lỏng.
B2. Tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào (phá vỡ màng tế bào và nhân).
Lấy một lượng dịch lọc cho vào ống nghiệm khỏang ½ thể tích, sau đó cho thêm vào 1/6 chất tẩy rữa. Khuấy nhẹ rồi để yên khỏang 15’ trên giá ống nghiệm (Không khấy mạnh làm xuất hiện bọt).
Chia hỗn hợp dịch lọc vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3ml dịch lọc; Ống 1 để nguyên; Ống 2 cho tiếp vào 1/6 nước cốt dứa (0.5ml) và khuấy thật nhẹ. Để ống nghiệm trên giá khỏang 10 đến 15’.
B3. Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn.
- Ống 1: nghiên ống nghiệm và rót 3ml cồn êtanol dọc theo ống nghiệm một cách cẩn thận sao cho cồn tạo thành một lớp nổi trên bề mặt hỗn hợp với một lượng bằng dịch nghiền có trong ống nghiệm.
- Ống 2: làm tương tự nhưng với 3.5ml cồn. Để ống nghiệm trên giá khỏang 10’; Quan sát lớp cồn trong ống nghiệm, thấy xuất hiện những sợi trắng đục kết tủa lơ lững đó là các phân tử ADN. Ống còn lại hầu như không có hiện tượng đó.
B4. Tách ADN ra khỏi lớp cồn.
Dung que tre đưa vào trong lớp cồn, khấy nhẹ nhàng theo một chiều cho các phân tử ADN bám vào que tre, vớt ra (lưu ý các sợi ADN rất dễ gãy).
3. Thảo luận
Gan cung cấp ADN, việc nghiền gan là phương pháp cơ học làm tách rời và phá vỡ các tế bào gan. Vì vậy các tế bào động vật chỉ bao bọc bởi màng mà không có thành xenluloz, nên việc phá vỡ màng tương đối dễ dàng. Ở đây chỉ dùng chất tẩy rữa để phá vỡ màng. Chất tẩy rữa có tác dụng di chuyển các phân tử lipit do đó góp phần phá vỡ màng tế bào và màng nhân.
Enzim có 2 lọai:
- Enzim nội bào: được sản xuất và lưu trữ trong tế bào.
- Enzim ngoại bào: được sinh tổng hợp trong tế bào, sau đó được tiết ra ngòai môi trường
Enzim thu được từ quả dứa là enzim ngoại bào, vì chỉ bằng biện pháp nghiền khó có thể làm phá vỡ thành xenluloz, nên khó thu được enzim nội bào. (ở đây là bromelin, có thành phần chủ yếu có chứa nhóm sulfuhydric có tác dụng thủy phân giải protein của màng tế bào và màng nhân).
Như vây, nhờ tác dụng của chất tẩy rửa và enzim dứa mà màng nhân, màng tế bào, protein của NST bị phân giải, giải phóng ADN ra ngoài
4. Củng cố.
Giáo viên đưa ra các vấn đề liên hệ các kiến thức thực tế đời sống.
- Tại sao người lớn không uống đực sữa của trẻ em?(vì cô thể người lớn không có các enzim tiêu hoá sữa của trẻ em)
- Tại sao một số người wkhông ăn được cua ghẹ, nếu ăn vào sẽ bị di ứng nổi mẩn ngứa?(trong cô thề người đó không có enzim phân giải prôtêin của cua, ghẹ nên không tiêu hoá được)
5. Bài về nhà.
- Học sinh đọc phần em có biết ở cuối bài. - Trả lời các câu hỏi cuối bài.
Tuần Tiết
Bài
HÔ HẤP TẾ BÀO
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
- Giải thích được hô hấp tế bào là gì, vai trò của hô hấp tế bào trong quá trình trao đổi chất trong tế bào. hiểu được sản phẩm cuối cùng của hô hấp tế bào là các phân tử ATP.
- Hiểu được quá trình hô hoấp tế bào gồn nhiều bước rất phức tạp, có bản chất là chuỗi phản ứng ôxi hoá khử.
- Biết được quá trình hô hấp tế bào từ một phân tử glucôzơ có thể được chia thành 3 giai đoạn chính nối với nhau: đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp, các sự kiện cơ bản của mỗi giai đoạn.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện tư duy khái quát trừu tượng.
3. Thái độ, hành vi.
- Có nhận thức đúng để giải thích được các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT.
- Thiết bị quy định: tranh vẽ sách giáo khoa hình 15.1 và hình 15.2 SGK. - Thiết bị tự tạo: tranh vẽ SGK phóng to.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC.
1. Bài cũ.
a) Nêu cấu trúc của enzim và cơ chế tác động của enzim?
b) Vẽ đồ thị mô tả sự liên hệ giữa hoạt tính của enzim với nhiệt dộ và giải thích?
c) Tế bào nhân chuẩn có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào thành những ngăn tương đối cách biệt có lợi gỉ cho sự hoạt động của enzim? giải thích?
d) Tại sao những tíu nilon mà chúng ta thải vào môi trường hàng ngày thì lại rất khó bị các VSV phân hủy?
2. Phần mở bài.
Giáo viên đưa ra hiện tượng: con người muốn sống thì cần phải hít thở. hoạt động này liên quan đến mũi, phế quản, phổi đây chính là quá trình hô hấp ngoài, quá trình giúp cơ thể có thể trao đổi CO2 và O2 với môi trường. ớ thực vật quá trình này liên quan đến hoạt động của khí khổng. tuy nhiên tế bào là đơn vị rất nhỏ có đầy đủ đặc tính của sự sống. hoạt động sống của cơ thể là kết quả tổng hợp các hoạt động sống của tế bào trong cơ thể. Quá trình hô hấp ngoài chỉ giúp cho cơ thể trao đồi khí cho một quá trình quan trọng bên trong tế bào: đó là quá trình hô hấp tế bào. Quá trình hô hấp tế bào giải phóng năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ tạo thàng năng lượng của các phân tử ATP xảu ra ở mức độ cơ sở của sự sống.
3. Tiến trình bài mới.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung dạy học
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nội dung SGK theo: khái niệm hô hấp, chất nào bị phân giải, sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải đó là gì?
Học sinh đọc nội dung trong SGK.
Giáo viên: giảng giải: hô hấp ngoài là sự trao đổi khí với môi trường. hô hấp thường xuyên khí ôxi và thải khí cacbonic từ cơ thể ra môi trường bên ngoài. Hô hấp tế bào là quá trình sử dụng ôxi để ôxi hoá các chất hữu cơ đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.
Phương trình tổng quát?
Phân tử glucôzơ được phân giải như thế nào? tốc độ của quá trình hô hấp tế bào nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều gì?
Tại sao không thể sử dụng luông năng lượng