CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nêu được tóm tắt những đặc điểm chính của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật. - Nêu được một số ứng dung của các quá trình tổng hợp và phân giải vi sinh vật.
- Quá trình tổnh hợp các cao phân tử sinh học chủ yếu ở vi sinh vật, các quá trình này diễn ra rương tự ở mọi sinh vật.
2. Kỹ năng.
- Biết ứng dụng kiến thức hoá học để nuôi trồng một số vi khuẩn có ích, nhằm thu nhận sinh khối hoặc sản phẩm trao đổi chất của chúng.
- Biết cách kìm hãm sinh tổnh hợp của một số vi sinh vật có hại.
3. Thái độ, hành vi.
- Nhận thức đúng để có hành động đúng.
II. Thiết bị cần thiết.
- Một số tranh ảnh (quá trình sao chép, phiên mã và dịch mã) và mẫu vật tự nhiên.
III. tiến trình tổ chức bài học.
1. Kiểm tra bài cũ:
Định nghĩa và cho ví dụ về 4 kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?
Phân biệt 3 kiểu trao đổi chất: lên men, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí?
2. Phần mở bài:
- Để sinh trưởng vi sinh vật phải tổng hợp các chất, nhưng những chất nào quan trong nhất đối với tế bào và đối với lợi ích của con người.
3. Nội dung bài học.
Phương Pháp Nội Dung
Như các sinh vật bậc cao, vi sinh vật có khả năng tổng hợp tất cả các thành phần chủ yếu của tế bào mà trước hết là prôtêin. Hơn nữa do tốc độ sinh trưởng cao, vi sing vật trở thành một nguồn tài nguyên cho con người khai thác.
ATP + gkucôzơ – 1 – P → ADP – glucôzơ + PPvc (pirô-phôtphat vô cơ)
(Glucôzơ)n + ADP – glucôzơ → (glucôzơ)n + 1 + ANP
Glucôzơ (glixêralđêhit – 3- P)
Đihiđrôxiaxêtol-P → Glixêrôn. Axit Piruvic
Lipit
(Axetyl∼CoA → Các axit béo
Do tốc độ sinh trưởng và tổng hợp cao nên vi sinh vật trở thành nguồn tài nguyên khai thác của con người.
I. Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ởvi sinh vật. vi sinh vật.
1. Tổng hợp axit nuclêic và prôtêin.
Biều hiện của dòng thông tin di truyền từ nhân đến chất tế bào:
ADN ---> ARN ---> Prôtêin.
ADN có khả năng tự sao chép, ARN được tổng hợp (phiên mã) trên sợi khuôn, cuối cùng prôtêin được tạo thành (dịch mã) trên phức hệ ribôxôm.
2. Tổng hợp pôlisáccarit.
ở vi khuẩn và tảo việc tổng hợp tinh bột và glicôgen cần hợp chất mở đầu là ADP-glucôzơ (adênôzi-điphôtphát-glucôzơ) hợp chất này lại được tạo thành từ glucôzơ-1-P.
3. Tổng hợp lipit.
Vi sinh vật tổng hợp lipit bằng cách liên kết glixêrôn và các axit béo. glixêrôn dẫn xuất từ đihiđrôxiaxêton-P(trong đường phân).các axit béo được tạo thành nhờ sự liện tục với nhau của các phân tử axetyl-CoA.
Kết luận: đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật – vi sinh vật có thời goian phân đôi rất ngắn, vì vậy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất, năng lượng và sinh tổnh hợp các chất diễn ra trong tế bào với tốc độ rất nhanh (con người sử sụng các vi sinh vật đã
Học sinh đọc thông tin trong sgk và nêu được các loại a.amin không thay thế mà các loài thực vật thiếu.
Học sinh đọc thông tin trong sgk Giáo viên giảng giải bổ sung.
Học sinh đọc thông tin trong sgk Giáo viên giảng giải bổ sung.
tạo ra các axit amin quý như axit glutamic, lizin, sản xuất prôtêin đơn bào là loại prôtêin tách ra từ vi sinh vật dùng làm thực phẩm hay thức ăn bổ sung cho người và động vật.
II. Sự khai thác của con người đối với vi sinh vật:
1. Sản xuất sinh khối (hoặc prôtêin đơn bào): sản phẩm quan trọng nhất do vi sinh vật tổng hợp được con người chú ý khai thác là sinh khối của chúng (gọi là prôtêin đơn bào). nhiều loại nấm ăn (nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm,…) là loại thực phẩm quý. vi khuẩn lam Spirulina là nguồn thực phẩn ở châu phi, là loại thực phẩm tăng lực (ở dạng bột hoặc bánh quy) ở Mỹ. ở Nhật, tảo Chlorella được dùng làm nguồn prôtêin và vitamin bổ sung vào kem, sữa chua, bánh mì. việc sản xuất sinh khối của vi sinh vật cũng góp phần làm giảm nhẹ ô nhiễm môi trường.
2. Sản xuất axit amin: nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa hàm lượng prôtêin đủ cung cấp về lượng nhu cầu của gia súc nhưng lại không thể dùng làm nguồn prôtêin thức ăn do thiếu một số axit amin không thay thế cần cho con vật.
VD: prôtêin lúa mì nghèo lizin, prôtêin lúa nước nghèo lizin và trêônin, prôtêin ngô nghèo lizin và tríptôphan, prôtêin đậu nghèo metionin. vì vậy để đảm bào hiệu quả của thức ăn cho người và gia súc cần thiết phải bổ sung vitamoin không thay thế nói trên vào thực phẩm có nguồn gốc cây trồng. ngoài ra một số axit amin được dùng làm gia vị nhằm tăng độ ngọt của các món ăn đó là axit glutamic (dạng natri glutamat, mì chính), các axit amin nói trên đều được thu nhận nhờ lên men vi sinh vật.
3. Sản xuất các chất xúc tác sinh học: các enzim vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người và trong nền kinh tế quốc dân.
VD: Amilaza (thủy phân tinh bột) được dùng khi làm tương, rượu nếp, trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp dệt, sản xuất xirô giàu fructôzơ.
- Prôtêaza (thủy phân prôtêin) được dùng khi làm tương, chế biến thịt, trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột giặt,…
- Xenlulaza (thuỷ phân xelulôzơ) được dùng trong chế biến rác thải và xử lý các bã thải được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi.
- Lipaza (thuỷ phân lipit) dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa.
4. Sản xuất gôm sinh học: nhiều vi sinh vật tiết vào môi trường một số loại đường phúc gọi là gôm. gôm có vai trò bảo vệ tế bào vi sinh vật
Giáo viên tiếp tục yêu cầu HS chỉ ra những sản phẩm của quá trình phân giải Prôtêin ngoại bào, phân giải polysaccarit ngoại bào?
Các sản phẩm tạo ra trong quá trình phân giải ngoại bào do đã có kích thước nhỏ nên được vi sinh vật hấp thụ vào cơ thể. Hãy cho biết con đường biến đổi tiếp theo của các sản phẩn này?
khỏi bị khô, ngăn cản sự tiếp xúc với virút, đồng thời là nguồn dự trữ các bon năng lượng.
Gôm được dùng trong công nghiệp để sản xuất kem phủ bề mặt bánh và làm chất phụ gia trong công nghiệp khai thác dầu hoả. Trong y học gôm được dùng làm chất thay huyết tương và trong sinh hoá dùng lám chất tách chiết enzim.