Chuyển hoá vật chất.

Một phần của tài liệu giáo án 10 CB (Trang 28 - 29)

- Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng Hoá sinh xảy ra bên trong tế bào nhằm duy trì các hoạt động sống của tế bào. gồm đồng hoá và dị hoá.

- Đồng hoá: tồng hợp các vật chất và tích lũy năng lượng.

- Dị hoá: gồm phân hủy các hợp chất phức tạp thành chất đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng.

- Chuyển hoá vật chất luôn kèm thao chuyển hoá năng lượng.

4. Củng cố.

Giáo viên cho học sinh đọc nội dung tổng kết trong khung để tổng kết bài. hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.

Giáo viên rút ra kết luận: những người hoạt động cơ bắp nhiều sẽ cần phải ăn một khẩu phần ăn dồi dào năng lượng vì những hoạt động liên quan đến cơ bắp cần tiêu tốn nhiều ATP. Những người hoạt động ít nếu ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng mà không được sử dụng hết thì sẽ dễ dẫn đến bệnh béo phì.

5. Bài về nhà.

- Học sinh đọc phần em có biết ở cuối bài. - Trả lời các câu hỏi cuối bài.

Tuần Tiết

Bài ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM

TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức.

- Trình bày được cấu trúc và chức năng của enzim. - Trình bày được các cơ chế hoạt động của enzim.

- Giải thích được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.

- Giải thích được enzim điều hoà hoạt động trao đổi chất bằng cơ chế ức chế ngược.

2. Kỹ năng.

- Rèn luyện tư duy khái quát trừu tượng.

3. Thái độ, hành vi.

- Có nhận thức đúng để giải thích được các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT.

- Thiết bị quy định: tranh vẽ sách giáo khoa hình 15.1 và hình 15.2 SGK. - Thiết bị tự tạo: tranh vẽ SGK phóng to.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC.

1. Bài cũ.

a) Thế nào là năng lượng?

b) Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới dạng nào? Năng lượng của tế bào được dự trữ trong các hợp chất nào?

c) Trình bày cấu trúc hoá học của phân tử ATP.

d) Dòng năng lượng trong thế giới sống được truyền đi như thế nào?

2. Phần mở bài.

Giải thích tại sao cơ thể người lại có thể tiêu hoá được tinh bột mà không tiêu hoá được xenlulozơ? - Muốn tiêu hoá được xenlulozơ thì phải có enzim. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Tiến trình bài mới.

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung dạy học

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc SGK phần I.1.

Enzim được cấu tạo từ thánh phần nào?

Trong cấu trúc không gian của enzim có gì đặc biệt?

Học sinh đọc SGK theo hướng dẫn.

Giáo viên: giải thích cơ chế theo hình vẽ 15.1 rồi đặt câu hỏi:

Việc liên kết giữa enzim và cơ chất có tính đặc thù như thế nào?

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc SGK

những yếu tố nào ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim:

Ảnh hưởng như thế nào?

Học sinh đọc nội dung trong SGK và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim. Giáo viên vẽ đồ thị liên hệ đến hoạt tính của enzim với nhiệt độ. Và dựa vào đó giải thích. nếu quá nhiệt độ tối đa thì enzim sẽ mất hoạt tính.

Giáo viên giảng giải nội dung mục II theo cơ sở SGK.

Học sinh quan sát hình 15.2 và giải thích việc cố định các enzim trên màng tế bào đem lại lợi ích gì?

Một phần của tài liệu giáo án 10 CB (Trang 28 - 29)