Quang hợp chia làm hai pha: pha sáng và pha tối.
1. Pha sáng của quá trình quang hợp.
- NLAS được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hoá học của ATP và NADPH.
- Quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng thực hiện được nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố quang hợp (Clorophin, Crotenoit, và Phicobilin). mỗi loại sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng của những bước sóng nhất định.
- Sắc tố quang hợp hấp thụ quang năng có tính chọn lọc, có khả năng cảm quang và trực tiếp tham gia vào các phản ứng quang hoá.
- Sau khi được các sắt tố quang hợp hấp thụ năng lượng sẽ được chuyển vào một loạt các phản ứng Oxi hoá khử của chuỗi truyền Electron quang hợp mà NADPH và ATP sẽ được tổng hợp.
- Các sắc tố quang hợp và các thành phần của chuỗi Electron quang hợp đều được định vị trong màng Tilacoit của lục lạp.
- Nước tham gia vào pha sáng với vai trò là nguồn cung cấp Electron và Hidro. nước bị phân li tạo ra oxi, Proton và electron (quang phân li nước).
Chu trình Canvin thực hiện nhờ yếu tố nào? Enzim có ở đâu?
Chu trình Canvin sử dụng gì? sản phẩm tạo thành là gì?
Giáo viên sử dụng hình 18.2 để cùng với học sinh giảng giải.
Trong chu trình Canvin chất kết hợp với CO2
đầu tiên là phân tử hữu cơ có 5C. Sản phẩn đầu tiên là chất có 3C. hợp chất này biến đổi thành APG. một phần APG được sử dụng để tái tạo RiDP phần còn lại sử dụng trong các con đường trao đổi chất khác nhau để tạo ra các sản phẩm như các loại cacbonhidrat, chất béo hay protein.
NLAS + H2O + NADP+ + ADP + Pi-(sắc tố QH)- → NADPH + ATP + O2.
2. Pha tối của quang hợp.
- Còn gọi là quá trình cố định CO2.
- Chu trình C3 (hay chu trình Canvin) là con đường cố định CO2 phổ biến nhất.
- Chu trình này gồn nhiều phản ứng hoá học kế tiếp nhau được xúc tác bởi các enzim khác nhau. Các enzim này đều nằm trong chất nền của lục lạp.
- Chu trình Canvin sử dụng ATP và NADPH đến từ pha sáng để biến đổi CO2 của khí quyển thành cácbonhidrat.
4. Củng cố.
- Giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi SGK.
- Quang hợp là hình thức dinh dưỡng đặc trưng cho thực vật và một số nhóm vi khuẩn. - quá trình quang hợp gồm mấy pha?
- pha sáng xảy ra ở đâu? Pha tối?
5. Bài về nhà.
Tuần Tiết
CHƯƠNG IV:
PHÂN BÀO
BÀI
CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tế bào. - Trình bày được các kỳ của nguyên phân.
- Trình bày được diễn biến của các kỳ phù hợp với các bước của quá trình phân bào.
- Hiểu rõ quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hoà phân bào.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT.
- Tranh phóng to các hình vẽ 19.1, 19.2.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC.
1. Bài cũ. Không có
2. Phần mở bài.
- Chu kỳ tế bào diễn ra như thế nào? từ một hợp tử ban đầu làm thề nào để phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh như chúnh ta với nhiều tỉ tế bào có bộ NAT giống như hợp tử ban đầu? đó là điều kỳ bí! Ta tìm hiều điều kì bí đó thông qua bài học này.
3. Tiến trình bài mới.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung dạy học
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc SGK. Chu kỳ tế bào là gì?
Có mấi giai đoạn trong chu kỳ tế bào?
thời gian của các giai đoạn có giống nhau không?
Kỳ trung gian có những pha nào? Đặc điểm của từng pha?
Thời gian phân chia, tốc độ phân chia tế bào ở Các bộ phận khác nhau của từng cơ thể động vật, Thực vật có giống nhau không?
Khi nào tế bào trong cơ thể phân chia?
Điểm kiểm soát ở các giai đoạn có tác dụng gì cho tế bào và cho cơ thể?
Nếu cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hay trục trặc thì điều già sẽ xảy ra?
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc SGK
Quá trình nguyên phân gồm những giai đoạn nào?
Học sinh đọc nhanh SGK và trả lời nhanh 2 giai đoạn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hình 19.2 và tìm hiểu:
Phân chia nhân có những giai đoạn nào? ở mỗi giai đoạn diễn ra quá trình gì?
Tại sao khi NST nhân đôi xong vẫn còn dính nhau ở tâm động?
Tại sao các NST phải co xoắn lại rồi sau đó lại dãn ra?
Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kỳ giữa của nguyên phân các thoi vô sắc bị phá hủy?
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh đọc SGK trả lời: