Nội dung và cách tiến hành.

Một phần của tài liệu giáo án 10 CB (Trang 41)

Theo đúng trình tự hướng dẫn SGK. Lưu ý:

Các kỹ năng chính trong tiết thực hành gồm: - Kỹ năng sử dụng kính hiển vi:

+ Bước 1: lấy ánh sáng.

Lấy ánh sáng bằng gương phản chiếu ở độ phóng đại nhỏ (4 x 10 hay 10x10).khi ánh sáng mạnh thì dùng gương phẳng, khi ánh sáng yếu thì dùng gương mặt lõm.

Chú ý: không để mặt trời chiếu thẳng vào gương. + Bước 2: đưa tiêu bản lên mâm kính.

Có thể quan sát tiêu bản cố định hay tiêu bản tạm thời. kẹp tiêu bản sao cho vật cần quan sát nằm chính giữa vật kính.

+ Bước 3: Quan sát tiêu bản.

Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc chỉnh thô theo chiều kim đồng hồ (chỉnh xuống) cho tới khi gần sát tiêu bản (không được chạm tiêu bản). mắt nhìn thị kính, tay phải từ từ vặn ốc theo chiều ngược lại (chỉnh lên) cho tới khi nhìn rõ vật thì dừng lại. để quan sát rõ hơn, có thể dùng ốc chỉnh tinh cho đến khi quan sát vật rõ nhất thì dùng lại. nếu muốn phóng to vật cần quan sát thì vặn ốc chỉnh thô ngược chiều kim đồng hồ (chỉnh lên) cách mẫu vật khoảng 4cm, xoay đĩa quay các vật kính đến độ phóng đại lớn đến khi khớp là được. sau đó tiến hành chỉnh thô và tinh chỉnh như trên để quan sát mẫu vật. + Bước 4: Vệ sinh kính

Sau khi quan sát xong, không dùng kính nữa thì phải bỏ mẫu vật ra, lau kính bằng vải mềm, xoay ốc chỉnh thô về vị trí ban đầu. kính hiển vi nên được để tronh hộp gỗ ho8ạc bào bằng túi nolon và bảo quản ở nơi khô mát, tránh nơi có axit hay kiềm.

- Kỹ năng quan sát, nhận biết, gọi tên các thông tin trên tiêu bản. - Kỹ năng vẽ hình mô tả trên những thông tin quan sát được.

Do thời gian thực hành gói gọn trong 45 phút, giáo viên có thể thực hiện trước việc điều chỉnh kính hiển vi, học sinh chỉ quan sát, phát hiện và vẽ hình mô tả.

Giáo viên lưu ý học sinh cách nhận dạng các kỳ dựa vào: - Mức độ xoắn của NST.

- Phân bố của NST.

Quan sát xem có hay không hình ảnh phân chia tế bào chất.

Một phần của tài liệu giáo án 10 CB (Trang 41)