Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào.

Một phần của tài liệu giáo án 10 CB (Trang 33 - 35)

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức.

- Giải thích được hô hấp tế bào là gì, vai trò của hô hấp tế bào trong quá trình trao đổi chất trong tế bào. hiểu được sản phẩm cuối cùng của hô hấp tế bào là các phân tử ATP.

- Hiểu được quá trình hô hoấp tế bào gồn nhiều bước rất phức tạp, có bản chất là chuỗi phản ứng ôxi hoá khử.

- Biết được quá trình hô hấp tế bào từ một phân tử glucôzơ có thể được chia thành 3 giai đoạn chính nối với nhau: đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp, các sự kiện cơ bản của mỗi giai đoạn.

2. Kỹ năng.

- Rèn luyện tư duy khái quát trừu tượng.

3. Thái độ, hành vi.

- Có nhận thức đúng để giải thích được các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT.

- Thiết bị quy định: tranh vẽ sách giáo khoa hình 15.1 và hình 15.2 SGK. - Thiết bị tự tạo: tranh vẽ SGK phóng to.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC.

1. Bài cũ.

a) Nêu cấu trúc của enzim và cơ chế tác động của enzim?

b) Vẽ đồ thị mô tả sự liên hệ giữa hoạt tính của enzim với nhiệt dộ và giải thích?

c) Tế bào nhân chuẩn có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào thành những ngăn tương đối cách biệt có lợi gỉ cho sự hoạt động của enzim? giải thích?

d) Tại sao những tíu nilon mà chúng ta thải vào môi trường hàng ngày thì lại rất khó bị các VSV phân hủy?

2. Phần mở bài.

Giáo viên đưa ra hiện tượng: con người muốn sống thì cần phải hít thở. hoạt động này liên quan đến mũi, phế quản, phổi đây chính là quá trình hô hấp ngoài, quá trình giúp cơ thể có thể trao đổi CO2 và O2 với môi trường. ớ thực vật quá trình này liên quan đến hoạt động của khí khổng. tuy nhiên tế bào là đơn vị rất nhỏ có đầy đủ đặc tính của sự sống. hoạt động sống của cơ thể là kết quả tổng hợp các hoạt động sống của tế bào trong cơ thể. Quá trình hô hấp ngoài chỉ giúp cho cơ thể trao đồi khí cho một quá trình quan trọng bên trong tế bào: đó là quá trình hô hấp tế bào. Quá trình hô hấp tế bào giải phóng năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ tạo thàng năng lượng của các phân tử ATP xảu ra ở mức độ cơ sở của sự sống.

3. Tiến trình bài mới.

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung dạy học

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nội dung SGK theo: khái niệm hô hấp, chất nào bị phân giải, sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải đó là gì?

Học sinh đọc nội dung trong SGK.

Giáo viên: giảng giải: hô hấp ngoài là sự trao đổi khí với môi trường. hô hấp thường xuyên khí ôxi và thải khí cacbonic từ cơ thể ra môi trường bên ngoài. Hô hấp tế bào là quá trình sử dụng ôxi để ôxi hoá các chất hữu cơ đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.

Phương trình tổng quát?

Phân tử glucôzơ được phân giải như thế nào? tốc độ của quá trình hô hấp tế bào nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều gì?

Tại sao không thể sử dụng luông năng lượng

I. Khái niệm hô hấp tế bào.

1. Khái niệm:

Hô hấp tế bào là một quá trình chuyển đổi năng lượng chất hữu cơ thành năng lượng TAP trong tế bào.

C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + NL(ATP+ nhiệt)

- Xảy ra ở ti thể (tế bào nhân chuẩn).

2. Bản chất:

- Là một chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử. - Phân tử glucôzơ phân giải từ từ, năng lượng giải phóng không ồ ạt.

- Tốc độ quá trình hô hấp tùy thộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào và được điều khiển thống nhất qua hệ enzim hô hấp.

II. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấptế bào. tế bào.

của phân tử glucôzơ thay vì phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể?

Học sinh đọc nội dung SGK và tìm ý theo yêu cầu giáo viên đưa ra.

Giáo viên bổ sung kiến thức: năng lượng chứa trong phân tử glucôzơ là quá trình lớn so với nhu cầu của năng lượng của các phản ứng đơn lẻ của tế bào. Trong khi đó ATP chứa vừa đủ năng lượng cần thiết và thông qua quá trình tiến hoá các enzim đã thích nghi với việc sử dụng năng lượng ATP. Cung cấap cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào. dị hoá không trưc tiếp làm co cơ, bơm các chất qua màng, tổng hợp các prôtêin mà dị hoá nối với các hoạt động của tế bào bằng các phân tử ATP. Nói cách khác ATP là nguồn năng lượng phổ biến nhất và huy động nhất của tế bào.

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hình SGK. Đường phân có những giai đoạn nào?

Sản phẩm tạo thành qua từng giai đoàn là gì? Kết quả thu được của quá trình đường phân là gì?

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tiếp nội dung và hình vẽ 17.3.

Sản phẩm đầu tiên trong chu trình là gì? Kết thúc chu trình Crep là những sản phầm gì được tạo ra?

Năng lượng được tích lũy ở dạng nào? Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phần 3: Chuỗi truyền diện tử xảy ra ở đâu?

Điện tử được truyền như thế nào?

Phản ứng cuối cùng khử ôxi tạo ra sản phẩm gì?

Giáo viên đưa ra một ví dụ:

1 NADH thu được 2.5 phân tử ATP.

1 phân tử FADH2 trung bình thu được 1.5 phân tử ATP.

Vậy 1 phân tử glucôzơ bị ôxi hoá cho ra bao nhiêu phân tử ATP?

1. Đường phân:

- Quá trình biến đổi glucôzơ xảy ra trong tế bào chất, kết quả thu được:

+ 2 phân tử axitpiruvic (C3) + 2 phân tử ATP.

+ 2 phân tử NADH (nucôphamit ađênin dinucleotit)

2. Chu trình Crep.

Xảy ra ở chất nền ti thể;

2 axit piruvic → 2 Axetyl-CoA + 2CO2 + 2 NADH.

2 Axetyl-CoA + 2 ADP + NAD + 2FAD → 4 CO2 + 2ATP + 6NADH + 2FADH2.

KL: 1 phân tử glucôzơ → các phân tử CO2, 4 phân tử ATP (chiếm một lượng nhỏ so vớ năng lượng glucôzơ ban đầu)

Phần lớn năng lượng toả ra dưới dạng nhiệt tích lũy trong các phân tử NADH, FADH2.

3. Chuỗi truyền electron hô hấp.

- Xảy ra trên màng trong của của ti thể.

- Electron được truyền từ NADH và FADH2

tới ôxi qua 1 chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử kế tiếp nhau. Phản ứng cuối cùng ôxi bị khử tạo thành nước.

Trong hô hấp tế bào, đa phần năng lượng của glucôzơ đi thao con đường:

Glucôzơ → NADH, FADH2 → chuỗi truyền electron hô hấp => ATP.

4. Củng cố.

Giáo viên đưa ra các vấn đề liên hệ các kiến thức thực tế đời sống.

- Tại sao người lớn không uống đực sữa của trẻ em?(vì cô thể người lớn không có các enzim tiêu hoá sữa của trẻ em)

- Tại sao một số người không ăn được cua ghẹ, nếu ăn vào sẽ bị di ứng nổi mẩn ngứa?(trong cơ thề người đó không có enzim phân giải prôtêin của cua, ghẹ nên không tiêu hoá được)

5. Bài về nhà.

- Học sinh đọc phần em có biết ở cuối bài. - Trả lời các câu hỏi cuối bài.

Tuần Tiết

Bài

QUANG HỢP

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC.

- Giải thích được khái niệm thế nào là quang hợp? những loậi sinh vật nào có khả năng quang hợp. - Hiểu quang hợp chia làm hai pha: pha sáng - pha tối, mối liên quan giữa ánh sáng với một pha cũng như mối liên quan giữa 2 pha.

- Giải thích sơ bộ pha sáng của quang hợp diễn ra như thế nào, các thành phần tham gia vào pha sáng, kết quả của pha sáng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT.

- Hình ảnh sơ đồ minh hoạ cho bài trong SGK hoặc từ các tư liệu khác phù hợp với nội dung của bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC.

1. Bài cũ.

- Hô hấp tế bào là gì? Hô hấp tế bào chia làm mấy giai đoạn? xảy ra ở đâu?

- Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang luyện tập xảy ra mạnh hay yếu? vì sao?

- Tại sao nói ATP được tạo ra trong tất cả các giai đoạn hô hấp nhưng nhiều nhất là ở giai đoạn truyền electron hô hấp.

2. Phần mở bài.

Tại sao nói cây xanh là “lá phổi của trái đất”? bài học hôm nay sẽ trả lời vấn đề đó.

3. Tiến trình bài mới.

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung dạy học

Một phần của tài liệu giáo án 10 CB (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w