Khái niệm phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 44 - 45)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn cấp thành phố.

2.1.1.3.Khái niệm phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nộ

trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng

hợp lý và tiết kiệm TNTN. BVMT bao gồm các hoạt động: Hoạt động phòng, chống ONMT; Hoạt động ứng phó với sự cố môi trường; Hoạt động khắc phục ONMT; Hoạt động khai thác sử dụng, TNTN nhằm giữ môi trường trong lành.

Như vậy, để hiểu rõ nội hàm của khái niệm phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường chúng ta cần hiểu rõ về bản chất của ô nhiễm môi trường?

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Nó là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.

Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Điều 3 khoản 8 quy định: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu

đến con người và sinh vật” [94].

Luật bảo vệ môi trường năm 2020, Điều 3 khoản 12 quy định: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường

gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên” [95].

Từ sự phân tích trên tác giả luận án cho rằng: Phát triển công nghiệp gắn

với bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp thành phố là tổng thể các hoạt động mà các chủ thể tác động làm gia tăng về tốc độ, chất lượng tăng trưởng công nghiệp cùng với sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp đảm bảo an toàn trước các nguy hiểm của môi trường sinh thái nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể liên quan, đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn đó.

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 44 - 45)