Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 104 - 106)

- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý

3.3.1.1. Những thành tựu đạt được

- Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ngày càng được thể

hiện rõ hơn trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch

Phát triển công nghiệp gắn với BVMT ngày càng được thể hiện rõ trong nhiều văn bản quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển của Thủ đô cũng như trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố qua các nhiệm kỳ.

Bên cạnh việc đề ra những mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của công nghiệp, tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp trong GDP của Thủ đô, hầu hết trong Quy hoạch và kế hoạch PTCN Thành phố đều chú trọng tới việc tăng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp địa phương thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CCN, HĐH, đầu tư nâng cấp và phát triển các cơ sở công nghiệp hiện đại để nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm công nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thành phố cũng bắt đầu có những chính sách khuyến khích việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ chế biến, sản xuất sạch hơn vào sản xuất để tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đối với các làng nghề truyền thống, khuyến khích người dân, chủ cơ sở sản xuất đầu tư nâng cấp công nghệ, tránh sử dụng công nghệ tiêu tốn nguyên liệu cũng như xả thải, gây ONMT xung quanh.

Việc phát huy vai trò của khoa học và công nghệ trong PTCN gắn với BVMT, Thành phố có các kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng các thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới;

đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Bên cạnh đó, Thành phố cũng có nhiều biện pháp huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực, giúp hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có đủ điều kiện tổ chức nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ BVMT, xử lý chất thải các địa phương. Bước đầu vấn đề ứng dụng khoa học và công nghệ vào xử lý chất thải, BVMT đã có bước tiến bộ. Mục tiêu phấn đấu của Thủ đô trong thời gian tới là sẽ có nhiều hơn các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc các trang thiết bị giảm thiểu ô nhiễm. Đối với các khu kinh tế, KCN, CCN cần phải xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, chú trọng việc xây dựng hoặc hợp đồng xử lý chất thải công nghiệp, tránh xả thải trực tiếp ra môi trường, ảnh hưởng tới môi trường và môi sinh của các cộng đồng dân cư.

Trong việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thời gian qua, Thành phố đã chú trọng khai thác hợp lý, bảo vệ và sử dụng một cách có hiệu quả bên cạnh việc BVMT sinh thái, đáp ứng yêu cầu của tăng trưởng cũng như phát triển bền vững. Trong lĩnh vực môi trường, Thành phố đã đề cao việc phòng tránh các hiện tượng suy thoái, có biện pháp ngăn chặn, xử lý, khắc phục và nâng cao khả năng kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn Thủ đô.

- Quản lý môi trường tại các khu, cụm công nghiệp có sự hoàn thiện, tiến

bộ hơn

Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về BVMT Khu, CCN. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý môi trường: Thực hiện chủ trương của HĐND Thành phố về việc tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường từ cấp Thành phố đến quận, huyện, xã, phường, thị trấn, UBND Thành phố đã triển khai thực hiện việc kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý môi trường về số lượng và đang dần từng bước nâng cao về chất lượng, nhất là tại cấp cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại địa phương. Hoàn thiện hệ thống cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý nhà nước về môi trường tại các khu, CCN trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong các khu, CCN. Trong những năm gần đây, ý thức chấp hành các quy định pháp luật của các cơ sở sản

xuất đã được cải thiện, nhìn chung các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật BVMT cao hơn các cơ sở sản xuất trong CCN. Công tác thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và tại các cụm công nghiệp nói riêng ngày càng được tăng cường.

Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chú trọng và tăng cường. Bên cạnh công tác tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về môi trường tại các khu, CCN và các cơ sở sản xuất bên trong các khu, CCN nhằm tăng cường công tác kiểm soát ONMT; áp dụng quy chuẩn thủ đô về nước thải và khí thải công nghiệp; thì việc thực hiện quy định về kiểm soát nguồn thải thông qua thực hiện yêu cầu lắp đặt thiết bị quan trắc tự động và thực hiện quan trắc định kỳ cũng là một trong những nhiệm vụ quản lý nhà nước được quan tâm trong 2 năm trở lại đây tại các khu, CCN - nơi có tập trung nguồn thải quy mô lớn. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật BVMT tại các khu, cụm công nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w