Tình hình gắn kết quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 84 - 87)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn cấp thành phố.

3.2.1.Tình hình gắn kết quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường

MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.2.1. Tình hình gắn kết quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường với bảo vệ môi trường

Đề án quy hoạch PTCN Thành phố Hà Nội đến năm 2030, xác định: (i) hướng phát triển của Hà Nội về công nghiệp là tập trung vào các ngành công nghệ cao mà Việt Nam có thể đi tắt đón đầu giữ vai trò hạt nhân, tạo động lực cho sự phát triển của cả vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng như cả nước. (ii) Việc PTCN phải đi đôi với việc BVMT (các dự án PTCN phải được thẩm định, đánh giá tác động môi trường, các phương án xử lý ô nhiễm trước khi triển khai), di dời hoặc giải thể các cơ sở sản xuất gây ONMT ra khỏi khu dân cư đảm bảo phát triển bền vững. (iii) Trong nội dung và mục tiêu PTCN phải chú ý mục tiêu đảm bảo quốc phòng an ninh (Hà Nội vừa là trung tâm kinh tế vừa là trung tâm chính trị và quốc phòng của cả nước). (iv) Quy hoạch PTCN gắn với các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Các Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố, Đại hội Đảng bộ các quận, huyện thuộc Thành phố Hà Nội qua các nhiệm kỳ từ 2010 - 2025 đều có nhìn

nhận những thành tựu, hạn chế và đưa ra phương hướng, nhiệm vụ PTCN gắn với tăng chất lượng tăng trưởng, gìn giữ, BVMT và TNTN với nhiều chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu này được cụ thể hóa khi Đảng bộ các quận, huyện thuộc Thành phố xác định nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể cho việc phát triển công nghiệp của các quận, huyện trong giai đoạn từ 2010 - 2025.

Quá trình triển khai để án PTCN tại thành phố Hà Nội cần tính toán để ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0 vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hóa, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Chú ý công nghiệp nội sinh, những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế. Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính, đạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu trong và ngoài nước (“làm tổ đón đại bàng”). Cụ thể: Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế hiện đại, đồng bộ; Tạo điều kiện cho nhà đầu tư để có thể nhanh chóng tiến hành sản xuất, kinh doanh, lấp đầy khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghiệp đã được phê duyệt; gắn kết các KCN trên địa bàn Hà Nội và vùng phụ cận trên các khía cạnh nghiên cứu, thử nghiệm, chuyển giao.

Ngoài việc tập trung phát triển và nâng cao chất lượng phát triển, đặc biệt của các ngành công nghiệp dịch vụ, yêu cầu bảo đảm hài hòa giữa phát triển công nghiệp gắn với khai thác, bảo vệ môi trường.

Thành ủy Hà Nội đã ban hành 02 Chương trình: Chương trình số 03- CTr/TU, ngày 09/9/2011 về “Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững” trong đó giao UBND Thành phố xây dựng Đề án xử lý nước thải tại CCN và CCN làng nghề gây ONMT; Chương trình số 07-CTr/TU, ngày 18/10/2011 về “Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2011-2015”, trong đó xác định mục tiêu “Giai đoạn 2011-2015 đảm bảo 100% các khu, CCN có hệ thống XLNT, rác thải đảm bảo quy chuẩn”; 01 nghị quyết chuyên đề: Nghị quyết số 11/NQ/TU, ngày 31/5/2017 của Thành ủy về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố”, trong đó xác định mục tiêu đảm bảo 100% các khu, CCN đang hoạt động ổn định và xây

dựng mới phải có hệ thống XLNT tập trung đảm bảo quy chuẩn. Hội đồng Nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết số 05/NQ-HĐND, ngày 03/8/2016 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 của Thành phố Hà Nội, xác định chỉ tiêu: “Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp đang hoạt động ổn định có hệ thống XLNT tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc quy chuẩn quốc gia tương ứng 100%”. Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND Thành phố, ngày 17/7/2009 về nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ONMT bức xúc trên địa bàn Thành phố đến năm 2010; Nghị quyết 18/2013; Nghị quyết 09/2014; Nghị quyết 04/2015; Nghị quyết số 05/NQ-HĐND, ngày 03/8/2016 và Nghị quyết số 10/NQ-HĐND, ngày 05/12/2016 của Hội đồng Nhân dân Thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2016-2021) và năm 2017 (về các chỉ tiêu đầu tư xây dựng hệ thống XLNT tập trung tại các CCN).

Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều văn bản, xây dựng kế hoạch, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị tổ chức thực hiện. Các sở chuyên ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đã cơ bản triển khai thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Thành phố, đồng thời tăng cường đôn đốc, kiểm tra về công tác BVMT tại các CCN. Nhìn chung, việc điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT nói chung, XLNT tại các CCN nói riêng của UBND Thành phố, các sở ngành và cấp chính quyền cơ sở trong thời gian qua đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND Thành phố.

Về phân cấp, phân quyền trong quản lý môi trường tại các ban, ngành ở Thành phố bước đầu có sự chuyển biến tích cực. Phân theo quản lý ngành dọc, có Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, dưới sở có các đơn vị chuyên trách, chịu trách nhiệm đối với từng mảng công việc cụ thể.

Phân theo tuyến ngang, các Bộ ngành như: Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế…đều có cơ quan

chuyên trách quản lý các vấn đề môi trường phát sinh của ngành. Nói chung về cơ bản, hệ thống pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được hình thành khá đầy đủ, bảo đảm chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phục vụ tốt cho quá trình tham mưu, đóng góp ý kiến trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực từ môi trường để phục vụ kết hợp với phát triển công nghiệp một cách hài hòa tại Thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua.

Thực hiện Đề án “Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, Sở TN&MT Hà Nội đã khảo sát, lấy mẫu và phân tích môi trường tại 65 làng nghề. Kết quả cho thấy 60/65 làng nghề ô nhiễm môi trường. Hầu hết các làng nghề đều chưa có hệ thống hạ tầng đạt yêu cầu, nhất là hệ thống cấp thoát nước thải thiếu đồng bộ. Phần lớn nước thải từ các làng nghề chưa qua xử lý thải ra môi trường ao, hồ với mức độ ô nhiễm rất cao.

Trước thực trạng trên, thời gian qua, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, Sở TN&MT tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “Rà soát, đánh giá, phân loại làng nghề”. Theo đó, năm 2019, rà soát, đánh giá phân loại 128 làng nghề. Năm 2020, rà soát đánh giá phân loại 107 làng nghề; xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng tại các khu vực làng nghề trong giai đoạn 2018 - 2020, tiến tới 100% các làng nghề được rà soát, đánh giá, phân loại theo Thông tư 31/2016/TT-BTNMT của Bộ TN&MT để có kế hoạch xử lý ô nhiễm phù hợp với từng loại hình sản xuất, với điều kiện thực tế của địa phương...

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 84 - 87)