Phát triển công nghiệp hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 139 - 142)

- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý

4.2.2. Phát triển công nghiệp hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường

Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó chú ý sử dụng những thành quả của CMCN 4.0 vào việc thực hiện các mục tiêu PTCN, tăng trưởng nhanh và bền vững của Hà Nội, Xây dựng lộ trình chuyển đổi số cho nền kinh tế trong đó chú ý cơ chế quản lý, môi trường kinh tế, thương mại. Khuyến khích đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, nhất là về bảo mật dữ liệu, an ninh mạng, thương mại điện tử,... Phấn đấu đến năm 2030 kinh tế tri thức, kinh tế số chiếm từ 25 đến 30% tỉ trọng GRDP.

Đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư vào một số lĩnh vực trọng điểm như kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao. Tháo gỡ các khó khăn, cải cách các thủ tục hành chính, thực hiện chính sách ưu đãi để các nhà đầu tư nhanh chóng ổn định sản xuất tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao Hòa Lạc, các cụm công nghiệp.

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, chủ lực (cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông), các ngành tạo sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, có khả năng cạnh tranh (công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, điện tử), công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, tiêu hao ít năng lượng, thân thiện môi trường.

Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý, giám sát đầu tư nhằm bảo hộ và đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến và quản lý về đầu tư nước ngoài; mở rộng mô hình liên kết, phạm vi liên kết trong chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho các nhà quản lý, doanh nhân và kỹ năng, trình độ cho lao động trong nước thích ứng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Về mô hình đầu tư, phát triển CCN theo hướng tiên tiến, hiện đại hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường: Phát triển CCN theo hướng đảm bảo về BVMT theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về BVMT CCN, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; có trạm xử lý nước thải tập trung áp dụng công nghệ xử lý môi trường hiện đại; xây dựng hệ thống thu gom nước thải và hệ thống thu gom nước mặt tách rời; bố trí địa điểm tập kết, thu gom chất thải công nghiệp, rác thải...

Liên quan đến đối tượng thu hút đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong CCN: Thu hút đối tượng là doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong CCN (nếu là hộ sản xuất thì cần có dự án về đầu tư sản xuất và đề án chuyển đổi thành mô hình doanh nghiệp). Các ngành nghề sản xuất, kinh doanh trong CCN phải phù hợp với quy định về quản lý, phát triển CCN; không gây ô nhiễm môi

trường. Có danh mục các ngành nghề dự kiến cụ thể để kêu gọi, thu hút đầu tư; yêu cầu về công nghệ, thiết bị, dây chuyền sản xuất theo hướng hiện đại; không cho phép sử dụng máy móc, dây chuyền thiết bị công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ảnh hưởng về môi trường; dự kiến về việc thu hút lao động khi CCN đi vào hoạt động.

- Triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế

xanh - sạch, thân thiện với môi trường

Khoa học và công nghệ góp phần cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho việc hoạch định và triển khai các chính sách phát triển bền vững; tư vấn, phản biện, kiến nghị nhiều chính sách về phát triển bền vững cũng như giám sát quá trình phát triển bền vững; nghiên cứu, triển khai và cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ phục vụ triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh - sạch,… Để khoa học và công nghệ ở Thành phố thực sự trở thành nền tảng và động lực, thúc đẩy quá trình xử lý mối quan hệ biện chứng giữa PTCN gắn với BVMT cần tập trung thực hiện những hoạt động ưu tiên khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ theo các hướng sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức

của toàn dân về một nền “công nghiệp sạch”, nền “kinh tế xanh”.

Hai là, đẩy mạnh nghiên cứu những vấn đề về phát triển bền vững cũng như phương pháp giải quyết mối quan hệ giữa PTCN với BVMT trong điều kiện nền kinh tế Thủ đô đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu vươn lên thoát nghèo, bảo đảm quá trình phát triển kinh tế - xã hội - môi trường bền vững.

Ba là, nhanh chóng tiếp cận các vấn đề khoa học mới, tiếp cận phương

pháp quản lý mới liên quan tới phát triển bền vững nhằm đưa ra những cảnh báo về khả năng thiếu hụt, những xu hướng phát triển lệch lạc so với yêu cầu kết hợp PTCN với BVMT, từ đó đưa ra được những giải pháp hữu hiệu để điều chỉnh và khắc phục.

Bốn là, cần có cơ chế nhằm liên tục cung cấp các kiến thức mới về phát

ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp cũng như cộng đồng doanh nghiệp, dân cư và các tổ chức có liên quan; ứng dụng các công nghệ mới, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu dùng nhằm áp dụng nhanh chóng vào thực tiễn PTCN với BVMT địa phương.

Năm là, thành lập các tổ chức, trung tâm nghiên cứu khoa học và công

nghệ cao chuyên nghiên cứu về lĩnh vực phát triển bền vững, có khả năng cung cấp các dịch vụ xử lý, khắc phục và cải thiện các hệ quả của phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực tới môi trường như ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường…; nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và có khả năng ứng dụng cao trong điều kiện kinh tế - xã hội - môi trường Thành phố.

Tùy thuộc vào tình hình thực tế tại từng địa phương, có thể áp dụng các phương pháp sau nhằm từng bước ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào phát triển từng ngành kinh tế, tập trung cho những ngành mũi nhọn, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế của địa phương, góp phần thúc đẩy PTCN và BVMT, hạn chế tác động tiêu cực của các hoạt động sản xuất - sinh hoạt tới môi sinh tại địa phương, để khoa học và công nghệ thực sự là động lực của sự phát triển, tạo tốc độ tăng trưởng cao. Cần tập trung nghiên cứu ứng dụng, tạo bước phát triển mới, có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh và quản lý nhà nước.

Trong giới hạn ngân sách Thành phố cho phép, cần tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị để xác định mức độ ô nhiễm, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường.

4.2.3. Phát triển công nghiệp gắn với khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w