Nguyên nhân của những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 106 - 107)

- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý

3.3.1.2.Nguyên nhân của những thành tựu đạt được

Thứ nhất, sự quyết tâm cao độ của Đảng và Nhà nước, các tổ chức đoàn

thể cũng như toàn dân ta trong việc xây dựng nền kinh tế xanh, đảm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu PTCN và BVMT. Điều này được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp quy cũng như các Quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, từng tỉnh, trong đó có yêu cầu lồng ghép các mục tiêu BVMT với các chỉ tiêu PTCN khác nhau.

Thứ hai, đã hình thành về cơ bản hệ thống pháp luật và hệ thống cơ quan

quản lý nhà nước về môi trường, giúp đảm bảo quản lý hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như duy trì trật tự về trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường sinh thái của các doanh nghiệp.

Thứ ba, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng tăng dần

tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp đã tạo ra những bước chuyển quan trọng, góp phần từng bước thúc đẩy PTCN, nâng cao đời sống của nhân dân và thực hiện tốt hơn những mục tiêu về môi trường.

Thứ tư, sự tích cực, chủ động của Thành phố trong việc thực hiện kết hợp các mục tiêu PTCN và BVMT trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố, cũng như trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố qua các nhiệm kỳ đều khẳng định nhiều lần, thể hiện sự quyết tâm cũng như nỗ lực của các địa phương trong PTCN gắn với BVMT của Thành phố.

Thứ năm, sự năng động của các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi cơ

cấu sản xuất, chuyển đổi công nghệ sử dụng, giúp hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình sản xuất tới môi trường tự nhiên và sử dụng hợp lý hơn các nguồn nguyên liệu đầu vào. Đặc biệt, đã có sự chú trọng đầu tư cho các ngành công nghiệp có tiềm năng trong vùng, hướng tới sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, tăng cường phát triển các ngành công nghiệp chế biến và chế biến sâu nhằm giảm thiểu sự khai thác tài nguyên trong quá trình phát triển kinh tế. Đối với những ngành nghề truyền thống, đã có sự chuyển đổi, đầu tư nâng cấp công nghệ, tránh sử dụng công nghệ tiêu tốn nguyên liệu và gây ô nhiễm môi trường.

Thứ sáu, sự vào cuộc quyết liệt của Mặt trận Tổ quốc các cấp cũng như

các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức quần chúng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các chủ thể về bảo vệ môi trường, tiêu dùng xanh trong PTCN.

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 106 - 107)