Tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 75 - 84)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn cấp thành phố.

3.1.2.Tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ phát triển nhóm ngành công nghiệp - xây dựng giảm dần vào đầu chu kỳ và tăng dần vào các năm cuối chu kỳ. Tốc độ tăng trưởng đạt 11,6% (2010) giảm xuống còn 7,57% (2013) và tăng dần lên 8,5% (2014), đạt 9,11% vào năm 2015; 6 tháng đầu năm 2016, tính riêng chỉ số

sản xuất công nghiệp đã tăng 7% so với cùng kỳ năm 2015 [19].

Tình hình sử dụng lao động ở các doanh nghiệp công nghiệp trong năm 2016 tương đối ổn định, không có biến động lớn. Cộng dồn cả năm 2016, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0,7% so với năm trước. Trong đó: Khu vực kinh tế nhà nước giảm 1,3%; Khu vực kinh tế ngoài

nhà nước giảm 2,4%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,5% [19].

Một số ngành có chỉ số sử dụng lao động biến động lớn so với cùng kỳ có: Sản xuất đồ uống (giảm 8,9%), dệt (giảm 20,4%), sản xuất trang phục (tăng 8%), sản xuất hóa chất (giảm 7,8%), sản xuất thuốc (tăng 2,8%), sản xuất thiết bị điện (giảm 4,6%), sản xuất giường tủ bàn ghế (tăng 9,8%), khai thác, xử lý cung cấp nước (tăng 3%)... Sang năm 2016, tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng 9% so với cùng kỳ năm trước và 6 tháng đầu năm năm

Có thể thấy các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước đã quan tâm chỉ đạo, với những giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh... phía doanh nghiệp cũng đã nỗ lực rất lớn, chủ động trong sản xuất tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để đẩy mạnh phát triển sản xuất, tiết giảm chi phí sản xuất, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm... kết quả sản xuất công nghiệp đã chuyển động theo chiều hướng tích cực và đạt mức tăng trưởng khả quan, năm 2016 giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,2 so cùng kỳ, đóng góp 1,6% vào mức tăng chung.

Nhiều dự án phát triển hạ tầng đã được tập trung triển khai với phương thức đầu tư xã hội hóa, bên cạnh đó các dự án phát triển hạ tầng sử dụng nguồn vốn nhà nước và vốn ODA cũng được đẩy nhanh tiến độ. Hàng loạt dự án phát triển nhà, đặc biệt là các chung cư được hoàn thành và mở bán trong năm góp phần tăng trưỏng ngành xây dựng, giá trị gia tăng ngành xây dựng tăng 13,8%, đóng góp 1,15% vào mức tăng chung.

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về PTCN, Ban Quản lý các KCN, khu chế xuất của Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu thu hút, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và

ngoài nước, cụ thể: Một là, rà soát các thủ tục hành chính để giảm phiền hà cho

nhà đầu tư, đối thoại trực tiếp để nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn cho các

doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN, khu công nghệ cao trên địa bàn. Hai

là, thực hiện các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư về cho thuê đất, giao đất, miễn

giảm thuế, hỗ trợ tín dụng, nhân lực,... Ba là, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư

giới thiệu những tiềm năng, lợi thế, cơ chế, chính sách của Hà Nội đến các nhà đầu tư. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển,... [phụ lục 1].

Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp tại Hà Nội phân theo khu vực

ĐVT: Doanh nghiệp

2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng số doanh nghiệp 97.018 103.625 110.124 121.549 129.561 141.439

Khu vực doanh nghiệp 629 548 485 454 435 418

Nhà nước

Khu vực doanh nghiệp 94.404 100.976 107.170 118.421 126.157 137.265 ngoài Nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư 1.985 2.101 2.469 2.674 2.969 3.756

nước ngoài

Nguồn: Tác giả tổng hợp [18], [19]

Về quy mô: Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2019, quy mô doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp cơ bản có sự tăng trưởng tốt. Biểu đồ 3.1 cho thấy, số lượng doanh nghiệp tăng từ 16.576 doanh nghiệp (2010) lên 27.075 doanh nghiệp (2014) và 36.569 doanh nghiệp (2019). Trong năm 2016 số lượng doanh nghiệp có giảm nhưng không đáng kể, cụ thể là giảm 178 doanh nghiệp so với năm 2015. Như vậy, sau 9 năm quy mô tăng gấp 2,2 lần.

Về tốc độ tăng trưởng: Doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn có duy trì được mức tăng trường tốt. Biểu đồ 3.1 cho thấy, năm có mức tăng trưởng cao nhất là 63,34% (2014), năm có mức tăng trưởng thấp nhất là năm 2016 với tỉ lệ giảm khoảng 1% so với năm 2015. Tính bình quân toàn giai

35.000 32.821 160,0030.000 29.987 140,00 30.000 29.987 140,00 27.075 27.091 26.913 111,42 111,42 120,00 25.000 100,00 109,45 100,00 20.000 100,06 99,34 80,00 16.576 15.000 60,00 10.000 40,00 5.000 20,00 0 0,00 2010 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp Tốc độ tăng trưởng (%)

Biểu đồ 3.1: Quy mô và tốc độ tăng DNCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp [18], [19]

Về chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP): trong giai đoạn 2015 - 2020 chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp Hà Nội luôn giữ được đà tăng trưởng tốt, mức tăng trưởng bình quân toàn giao đoạn là 7,22%. Số liệu bảng 3.2 cho thấy: Năm 2019 là năm có chỉ số tăng trưởng cao nhất (8,5%), năm 2020 là năm có chỉ

số tăng trưởng thấp nhất (4,7%) [19]. Nguyên nhân là do sự tác động của đại

dịch Covid-19. Đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất, thương mại, xã hội nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thành công lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh nhưng các hoạt động kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, của toàn bộ nền kinh tế cũng như ngành sản xuất công nghiệp đều chịu những tác động xấu. Để thúc đẩy sản xuất, thương mại, góp phần củng cố an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân, các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy PTCN mà trọng tâm là chế biến, chế tạo; ưu tiên sản xuất các sản phẩm thuốc, dụng cụ y tế và hóa chất; các sản phẩm công nghệ cao,...

Trong bốn lĩnh vực chính của ngành công nghiệp thì khai khoáng có sự sụt giảm mạnh nhất, bình quân giai đoạn 2015 - 2020 giảm 16,74%, mức giảm

cao nhất là 24% (2017), mức giảm thấp nhất là 8,7% (2018). Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí là lĩnh vực có chỉ số tăng trưởng tốt nhất, bình quân 5 năm đạt 8%, các lĩnh vực còn lại xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là chế biến, chế tạo tăng 7,38%; Ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 5,86%.

Bảng 3.2: Tăng trưởng sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp

ĐVT: %

2015 2017 2018 2019 2020

Tổng số 108,3 107,1 107,5 108,5 104,7

Khai khoáng 80,2 76 91,3 78,4 90,4

Công nghiệp chế biến, chế tạo 108,6 107,7 107,5 108,5 104,6

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 107,4 108,3 108,5 109,7 106,1

nóng, hơi nước và điều hòa không khí

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý 102,9 105,1 107,9 108,0 105,4

rác thải, nước thải

Nguồn: Cục Thống kê [19, tr.475-477]

Ngoài bốn lĩnh vực cơ bản như trong bảng 3.2, còn có một số lĩnh vực khác của ngành công nghiệp Hà Nội cũng đạt được chỉ số tăng trưởng tốt như: lĩnh vực thuốc và các sản phẩm hóa dược (25,1%); lĩnh vực đồ nội thất (15,1%); lĩnh vực sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (14,4%);... Có một số lĩnh vực tăng trưởng thấp hơn mức bình quân chung toàn ngành như: Sản xuất xe có động cơ (1,2%); sản xuất thiết bị điện (0,3%);... [19, tr.475-477].

Trong năm 2020, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, người lao động vừa thực hiện các quy định phòng chống dịch bệnh vừa quyết tâm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh đã mang đến những kết quả rất khả quan so với năm 2019. Cụ thể: sản lượng ô tô lắp ráp đạt 3.380 chiếc (tăng 11,3%); thức ăn chăn nuôi đạt

544 nghìn tấn (tăng 2,8%);... đồng thời cũng có những sản phẩm công nghiệp có

mức giảm sâu. Cụ thể: sản lượng vải khổ rộng đạt 12,1 triệu mét, (giảm 20,9%); vật liệu xây dựng giảm 13,9%; phân hóa học giảm 7,2%; bia và sản phẩm nước

Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội hiện có 70 cụm công nghiệp hoạt động, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Các CCN này hoạt động tại 17 quận, huyện và thị xã với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.686 ha, trong đó, có 1.392 ha được đầu tư xây dựng hạ tầng, hoạt động ổn định. Các cụm công nghiệp đã thu hút khoảng 3.864 cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho 60 nghìn lao động, nộp ngân sách nhà nước khoảng 1.100 tỷ đồng/năm. Chỉ trong 3 năm 2018, 2019 và 2020, trên

địa bàn thành phố thành lập mới 19 cụm công nghiệp [19].

Nhìn một cách tổng quát về phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể thấy:

Phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đã tạo lập được một số điều kiện cần thiết cho quá trình PTCN theo hướng bền vững, các chuyên ngành công nghiệp đã được tái cơ cấu theo hướng tích cực. Cơ cấu nhóm ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội đã có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa, đã hình thành một số nhóm ngành chủ lực như điện - điện tử - công nghệ thông tin; cơ kim khí; dệt - may - da giày; chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp ngày càng đa dạng, đặc biệt có sự tham gia mạnh của nguồn vốn nước ngoài và vốn dân doanh. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng sử dụng lao động có kỹ thuật cao. Các ngành trang phục, giày dép, sản xuất cơ khí, chế biến nông lâm thủy sản đã thu hút được nhiều lao động. Tỷ trọng lao động của một số ngành công nghiệp cơ bản tăng như sản xuất cơ khí, hóa chất. Năng suất lao động công nghiệp đã tăng đáng kể, nhất là các khu vực có sự đầu tư lớn vào công nghệ, thiết bị. Việc đổi mới cơ chế, chính sách phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của Đảng, Chính phủ, chính quyền Thành phố, như chính sách phát triển kinh tế đa dạng, nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ tiên tiến, khuyến khích đầu tư trong nước, đặc biệt là các cơ chế hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của chính quyền Thành phố cho các doanh nghiệp đã tạo nên những nguồn lực mới để phát triển công nghiệp Thủ đô. Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, nhờ có những chính sách khuyến khích và

xúc tiến đầu tư, nhiều công ty nước ngoài đã đầu tư, hợp tác và liên doanh sản xuất với các doanh nghiệp công nghiệp của thành phố, một số nhà máy đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Lực lượng mới này vừa cạnh tranh vừa thúc ép các doanh nghiệp địa phương phát triển.Về phía các doanh nghiệp, đó là sự đổi mới phương thức tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh cho phù hợp hơn với nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, trong điều kiện chịu nhiều tác động của xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa; là sự nỗ lực vươn lên để tồn tại, để phát triển kết hợp với sự phát huy truyền thống của người lao động và cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp công nghiệp Thủ đô. Một số doanh nghiệp Thủ đô đã lập dự án (vay vốn, liên doanh, liên kết đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến và hiện đại hóa) thêm vào đó được Nhà nước và các tổ chức tín dụng, ngân hàng ủng hộ thực hiện nên đã phát triển mạnh. Quá trình chuyển dịch và hiện đại hóa cơ cấu lao động đã có cải thiện theo hướng tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, phát triển đội ngũ doanh nhân trẻ, các lao động có tay nghề cao trong ngành công nghệ cao, như công nghệ thông tin, điện tử…Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều tồn tại, như thiếu lao động có tay nghề cao, chuyên môn sâu và khả năng làm việc theo nhóm, tỷ lệ lao động phổ thông cao. Đặc biệt cơ cấu lao động và việc làm dịch chuyển chậm hơn tốc độ tăng trưởng và quá trình tái cơ cấu kinh tế.

160.000 29,00 141.439 140.000 27,91 129.561 28,00 121.549 120.000 103.625 110.124 27,00 97.018 100.000 26,14 25,85 26,00 25,33 80.000 24,67 24,44 25,00 60.000 40.000 27.075 29.987 32.821 36.569 24,00 27.091 26.913 20.000 23,00 0 22,00 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng số doanh nghiệp của thành phố Hà Nội Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp Cơ cấu so với tổng doanh nghiệp toàn thành phố (%)

Biểu đồ 3.2: Số lượng và cơ cấu DNCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2019

Như thống kê số liệu ở Biểu đồ 3.2 càng minh chứng rõ nét và cụ thể hơn, các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu vẫn là các hộ kinh doanh cá thể, do vậy cần phải nâng cao nhận thức của các hộ kinh doanh này về ý thức BVMT, gắn PTCN với BVMT trong khuôn khổ PTBV, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước nói chung và phát triển kinh tế ở Hà Nội nói riêng.

Công nghiệp nói chung, công nghiệp mũi nhọn và ưu tiên nói riêng của thành phố Hà Nội phát triển chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng, thế mạnh vốn có của Thủ đô. Các nguồn lực về con người, đất đai, văn hóa, khoa học, công nghệ chưa được khai thác hiệu quả. Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế còn hạn chế; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu nội ngành còn chậm; hội nhập kinh tế quốc tế chưa mạnh, chưa tích cực và chủ động. Vai trò liên kết và lan tỏa của các ngành công nghiệp chủ lực chưa rõ nét; chưa có nhiều sản phẩm chủ lực, cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường trong nước, quốc tế...

Tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố về vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào tri thức, KH&CN, lao động có kỹ năng. Đóng góp của công nghệ đối với tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt thấp, chỉ xấp xỉ 10%. Do định hướng vào thị trường trong nước kéo dài, do những bất cập trong chính sách tài chính.. nên hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp trong nước đều đang vấp phải vấn đề nan giải lớn là sự lạc hậu của trang thiết bị công nghệ. Ngay ở Hà Nội, nơi có trình độ khoa học - công nghệ và có tốc độ đổi mới trang thiết bị cao nhất cả nước, thì tỷ lệ thiết bị hiện đại và tương đối hiện đại cũng chỉ đạt 36-38% tài sản cố định của các doanh nghiệp công nghiệp. Các loại công nghệ mũi nhọn của thời đại như tin học - điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới chưa phát triển mạnh ở Hà Nội. Chưa đến 10% doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội đạt tiêu chuẩn ISO... Cơ cấu công nghệ trong sản xuất công nghiệp đã có nhiều thay đổi theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại, đã hình thành một cơ cấu công nghệ đa dạng về trình độ và xuất xứ, đan xen trong từng doanh nghiệp và từng chuyên

ngành sản xuất công nghiệp. Quy mô và tốc độ chuyển giao công nghệ mới cũng được chuyển giao từ nhiều nước công nghiệp phát triển và được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Sự phân tầng trình độ công nghệ khá rõ ràng trong từng ngành và trong các loại hình doanh nghiệp. Tốc độ đổi mới công nghệ thấp, không đồng đều và không theo một định hướng phát triển rõ rệt. Chuyển giao công nghệ mới từ nước công nghiệp phát triển còn ít, chủ yếu từ các nước Đông Âu, Đài Loan, Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 75 - 84)