Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 58 - 61)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn cấp thành phố.

2.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

vệ môi trường

-Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước, chính quyền địa phương

Hệ thống các chính sách có tác động đến PTCN bao gồm chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng, thuế, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, quy hoạch sản xuất… Các chính sách hỗ trợ của nhà nước có tác động lớn đến PTCN. Chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho PTCN. Ngược lại, chính sách không đúng đắn sẽ là một lực cản rất lớn đối với sự phát triển của công nghiệp. Bởi vì, chính sách là cơ sở pháp lý để thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và PTCN nói riêng.

Năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước là yếu tố rất quan trọng đối với sự PTCN. Nó thể hiện ở việc xây dựng thể chế, chính sách, điều tiết sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho PTCN, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, kiểm soát tình trạng gây ONMT.

Quan điểm, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước có tác động rất lớn đến sự phát triển của các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Do vậy, nhận thức đúng vai trò của PTCN sẽ thúc đẩy nó phát triển bền vững. Ngược lại, nhận thức không đúng vai trò của PTCN sẽ gây khó khăn thậm chí cản trở sự PTCN.

-Môi trường chính trị - pháp lý

Giữa môi trường chính trị pháp lý và vấn đề PTCN, BVMT có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chế độ chính trị sẽ hình thành nên thể chế chính sách, khi chế độ chính trị ổn định và đúng đắn sẽ tạo ra chính sách phù hợp, hoàn thiện pháp luật, cân bằng được mục tiêu PTCN và BVMT. Hoàn thiện môi trường pháp lý buộc các chủ thể tham gia phải tuân thủ các quy định của nhà nước, khi đó họ không có cơ hội sai phạm và không dám sai phạm. Ngược lại, sẽ gây nên tình trạng “tình ngay lý gian” biết họ sai phạm mà không thể xử lý vì luật pháp còn có những lỗ hổng, sai phạm của công ty Vedan và Fomosa là những ví dụ điển hình.

-Yếu tố văn hóa

Văn hóa có vai trò quan trọng trong việc kết hợp giữa PTCN với BVMT. Trong hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, nhân tố văn hóa sẽ định hướng cho quốc gia, vùng lãnh thổ đó muốn có sự phát triển bền vững nói chung và có sự gắn kết hài hòa giữa PTCN với BVMT nói riêng thì không những không được rập khuôn, áp dụng mô hình máy móc của các dân tộc khác, mà còn phải xác định được những đặc điểm, hệ giá trị phát triển của riêng dân tộc mình.

-Yếu tố các nguồn lực

Để bảo đảm gắn kết hài hòa PTCN với BVMT, nền sản xuất xã hội cần thực hiện thêm chức năng tái sản xuất các nguồn TNTN. Nghĩa là dựa vào những nguồn lực kinh tế và khoa học, công nghệ, cần phải thay thế phương thức sử dụng các nguồn TNTN từ bề rộng sang bề sâu, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên cũng như giảm thiểu phát thải ra môi trường, và để có sự gắn kết hài hòa giữa PTCN với BVMT cần đảm bảo vững chắc về nguồn lực kinh tế, bao gồm:

+ Nguồn vốn: Vốn là yếu tố rất cần thiết cho quá trình PTCN, nó là tiền đề quan trọng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển là rất cần thiết.

+ Nguồn khoa học và công nghệ: Có ảnh hưởng to lớn đến PTCN gắn với BVMT, thể hiện:

Khoa học và công nghệ tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc có điều kiện phát triển nền kinh tế xanh, sạch. Từ đó có cơ sở để gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với BVMT, góp phần vừa PTCN vừa BVMT; Khoa học và công nghệ thúc đẩy PTCN, trên cơ sở đó có PTCN để BVMT hợp lý.

+ Nguồn nhân lực: Để PTCN cần phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng cao. Trình độ nhân lực là yếu tố quyết định đến PTCN gắn với BVMT. Nếu trình độ nhân lực cao sẽ dễ dàng tiếp cận, làm chủ được công nghệ kỹ thuật hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Yếu tố về điều kiện tự nhiên

Điều kiện vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, các nguồn tài nguyên khác như nguồn nước, rừng, biển...là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển nguồn nguyên liệu công nghiệp, các hoạt động khai thác, tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm công nghiệp. Trong các điều kiện tự nhiên nêu trên các điều kiện tự nhiên về đất đai, biến đổi khí hậu, vị trí địa lý có ảnh hưởng rất lớn tới sự PTCN, qua công nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.

- Yếu tố thuộc về nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia

Để đạt được các mục tiêu về PTCN song hành với mục tiêu BVMT đòi hỏi phải có những chủ trương, chính sách đúng đắn trong lữa chọn mô hình, nội dung, lĩnh lực công nghiệp cần phát triển, nghĩa là không PTCN bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, PTCN có chọn lọc. Để làm được việc ấy thì phải nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong đó trước kết phải nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt giữ vai trò quyết định chủ trương, chính sách. Đó phải là những cán bộ có tâm, có tầm, nhiệt huyết với công việc, có trách nhiệm với sinh kế, sức khỏe nhân dân, tương lai đất nước. Đó là độ ngũ doanh nhân có khát vọng làm giàu chính đáng, biết lựa chọn công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, có trách nhiệm với cộng đồng. Đó là người lao động và nhân dân có lòng tự tôn, tự hào dân tộc, có trách nhiệm với cuộc sống, sức khỏe của chính mình khi dám nói, dám góp ý với các cơ quan về những ảnh hưởng của PTCN tại địa phương mình sống ngay từ đầu để doanh nghiệp, chính quyển có những quyết sách đúng trong PTCN.

Các doanh nhân, các nhà đầu tư mà có nhận thức đúng đắn về PTCN với BVMT gắn với BVMT thì họ sẽ chủ động có kế hoạch phát triển doanh nghiệp xanh - sạch... Nếu các tổ chức, cá nhân và quần chúng nhân dân nói chung có nhận thức đúng về PTCN gắn với BVMT họ sẽ tích cực tham gia kiểm tra, giám sát việc cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chấp hành Luật Bảo vệ môi trường...

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 58 - 61)