Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức và ý thức về bảo vệ môi trường và phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 135 - 139)

- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý

4.2.1.Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức và ý thức về bảo vệ môi trường và phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn

trường và phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đổi mới công tác tuyên truyền về PTCN gắn với BVMT cho các tầng lớp nhân dân đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung. Xác định công tác BVMT thành phố trong quá trình PTCN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

trong đó cần tăng cường vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc. Việc PTCN là để hướng đến cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân nhưng nếu không bảo vệ được môi trường sống của nhân dân thì thành tựu công nghiệp ấy không có giá trị. Vì vậy, phải coi BVMT vừa là mục tiêu, vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững.

Từng địa phương, từng ngành trong quy hoạch PTCN, các kế hoạch, dự án kinh tế - xã hội phải luôn chú ý mục tiêu BVMT. Kiên quyết nói không với những dự án có nguy cơ gây ONMT, xử lý nghiêm những hành vi phá hoại môi trường sinh thái.

-Nâng cao nhận thức của người dân về BVMT

Trước thực trạng nhận thức chưa tốt của các tầng lớp nhân dân tại địa bàn nghiên cứu về BVMT, cần phải có các chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức BVMT cho người dân. Đặc biệt, nên tăng độ bao phủ các đối tượng được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về BVMT không chỉ có tập trung nâng cao nhận thức BVMT cho đối tượng cán bộ công chức, viên chức như hiện nay.

Truyền hình và báo mạng điện tử là 2 phương tiện truyền thông đại chúng có ảnh hưởng mạnh đến nhận thức của người dân về BVMT. Cho nên, cần tập trung sử dụng 2 phương tiện truyền thông này trong công tác tuyên truyền về môi trường. Facebook và Youtube đều có ảnh hưởng đến nhận thức của nhân dân về BVMT. Tuy nhiên, cần phải thận trọng trong việc sử dụng 2 phương tiện này bởi chất lượng thông tin đăng tải và sự tin tưởng của người dân vào 2 phương tiện này là không cao. Tuy nhiên, đây cũng là hai kênh truyền thông mới, cần phải kiểm soát và sử dụng hiệu quả bởi những lợi ích từ chúng mang lại.

Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về BVMT. Do vậy, để nâng cao nhận thức của người dân về BVMT, cần phải tập trung ưu tiên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho các tầng lớp nhân dân.

- Tăng cường kiểm soát thái độ lo lắng và không hài lòng với hoạt động

các hoạt động BVMT tại địa bàn có các KCN, cần phải có các hành động cải thiện môi trường sống cho người dân, trấn an thái độ của họ bằng các hành động thực tiễn như xử lý ONMT, xử phạt thật nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm gây ONMT.

Truyền hình, báo viết, báo mạng điện tử, các trang mạng xã hội như Facebook và Youtube có ảnh hưởng rất mạnh đến thái độ lo lắng của người dân về vấn đề môi trường và thái độ không hài lòng với công tác tuyên truyền về BVMT. Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về môi trường, những tấm gương điển hình, người tốt việc tốt về BVMT, công khai các tổ chức cá nhân vi phạm môi trường, công khai việc xử lý các tổ chức đó trên 2 phương tiện truyền thông này. Các trang mạng xã hội như facebook, youtube, yahoo (blogs) cần được kiểm soát thông tin tránh để người dân bị ảnh hưởng bởi các thông tin tiêu cực trên các trang mạng xã hội này dẫn đến việc có những lo lắng quá mức về vấn đề môi trường. Bên cạnh đó, Thành phố cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch về bảo vệ môi trường trên 2 trang mạng xã hội là Facebook và Youtube.

- Thúc đẩy xu hướng hành động tích cực, hạn chế xu hướng hành động

tiêu cực trong bảo vệ môi trường.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền khuyến khích, động viên người dân tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống ONMT mang tính cá nhân như: Quét rọn rác tại nhà và chỗ ở; tiết kiệm sử dụng điện, nước; trồng cây xanh; mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, cũng nên tạo môi trường tranh luận, dân chủ, công khai, minh bạch, không quy chụp, quy tội mà khuyến khích người dân tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động BVMT mang tính cộng đồng như: Tuyên truyền cho người thân, bạn bè về hoạt động phòng ngừa, giữ gìn, tránh tác động xấu đến môi trường; góp ý với chính quyền về hoạt động phòng ngừa, giữ gìn môi trường. Cần thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của các tầng lớp nhân dân về môi trường để kịp thời trao

đổi thông tin, tranh luận, giải quyết công khai, minh bạch để xóa bỏ các băn khoăn, bức xúc trong tâm trạng, tư tưởng của nhân dân, tạo diễn đàn để người dân có thể thoải mái trao đổi, giải tỏa các bức xúc, từ đó hạn chế các hành động lệch chuẩn phản đối chính quyền như các hành động tụ tập, biểu tình phản đối chính quyền. Cùng với việc nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động BVMT, cần coi việc thay đổi thái độ của người dân với chính quyền trong hoạt động BVMT là nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc định hướng nhân dân vào các hoạt động BVMT tích cực.

-Tăng cường định hướng dư luận xã hội về bảo vệ môi trường

Dựa trên phân tích tài liệu và kết quả phỏng vấn chuyên gia, để công tác định hướng dư luận xã hội về BVMT đạt kết quả tốt, trong thời gian tới các cơ quan tuyên truyền của Thành phố cần thực hiện tốt những nội dung sau:

- Hình thành ở công chúng nhận thức đúng đắn về các vấn đề liên quan đến môi trường trên địa bàn Thành phố; công chúng nhận thức đúng đặc điểm, ý nghĩa, bản chất của sự kiện, hiện tượng liên quan đến môi trường đã xảy ra phù hợp với lịch sử và logic biểu hiện của nó; công chúng nhận thức đúng về các vấn đề môi trường xảy ra bằng thế giới quan duy vật biện chứng, bằng kinh nghiệm và phương pháp tư duy khoa học; nhận thức của công chúng về vấn đề môi trường phải dựa trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chuẩn mực giá trị truyền thống, các yêu cầu phát triển của tập thể và xã hội.

- Hình thành ở công chúng thái độ phù hợp với các hoạt động BVMT. Điều quan trọng nhất cần phải làm là tạo được thái độ giống nhau trong cộng đồng về BVMT, loại bỏ các quan điểm sai, khác biệt về hoạt động BVMT trên địa bàn Thành phố. Hình thành hành vi phát ngôn, xu hướng hành động hợp lý của công chúng đối với sự kiện, hiện tượng: thống nhất, thể hiện sự nhất trí cao với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các giá trị của truyền thống dân tộc, nhiệm vụ của tập thể và cộng đồng phải liên quan đến vấn đề BVMT; thể hiện sự thống nhất nhận thức, tình cảm, động cơ bên

trong của mỗi công dân, bộc lộ thái độ đúng đắn, phù hợp với nội dung BVMT cần truyền tải; phù hợp với các qui tắc và các chuẩn mực ngôn ngữ đã được thừa nhận trong xã hội và cộng đồng; Ngôn ngữ tuyên truyền về BVMT phải rõ ràng, chính xác, phổ thông, dễ hiểu, tạo ra sức thuyết phục và ảnh hưởng, lôi cuốn nhiều nhóm xã hội, nhiều cộng đồng xã hội tham gia.

Cần xác định Đảng là lực lượng nòng cốt, có vai trò chủ đạo trong chỉ đạo, đôn đốc và thực hiện các nhiệm vụ kết hợp PTCN gắn với BVMT; tăng cường năng lực lãnh đạo và quản lý nhà nước về phát triển bền vững. các cấp ủy đảng tại các địa phương., cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng tới việc tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững.

Tăng cường truyền thông về BVMT ở thành phố, truyền thông đại chúng là một công cụ hữu hiệu, có vai trò quan trọng trong công tác BVMT làm thay đổi nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong các hoạt động BVMT. Nghị quyết số 41/NQ-TW về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã xác định việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT là giải pháp hàng đầu. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền chính sách, pháp luật và các thông tin về môi trường cho cộng đồng; đồng thời lên án nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT... tăng cường giáo dục đạo đức môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân. Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng về BVMT khá phong phú và đa dạng bao gồm: tạp chí; truyền hình; báo mạng điện tử...

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 135 - 139)