Mục tiêu về bảo vệ môi trường khu, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 128 - 130)

- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý

4.1.2.2. Mục tiêu về bảo vệ môi trường khu, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm

nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030

Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, phấn đấu trở thành nước công nghiệp trong thời gian tới. Cùng với sự phát triển kinh tế thì tốc đô phát triển đô thị rất nhanh tăng lên cả chiều rộng và chiều sâu. Hà Nội là trái tim của cả nước nên Chính phủ đã có những chính sách đầu tư phát triển đô thị xanh - văn minh - hiện đại - thông minh theo hướng bền vững. Để đạt được thì

đầu tư phát triển đô thị xanh là chính trị nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm xuyên suốt cả quá trình phát triển của Thủ đô.

Mục tiêu phát triển đô thị ở thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ đề ra là xây dựng Hà Nội phát triển đô thị theo hướng xanh - văn minh - hiện đại - thông minh theo hướng bền vững. Xây dựng một Hà Nội năng động, hiệu quả, có sức lan tỏa và cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có môi trường sống lý tưởng nhất.

Như vậy, có thể xác định mục tiêu về bảo vệ môi trường khu, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, cụ thể như sau:

Một là, tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp đang hoạt động ổn định có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc quy chuẩn quốc gia tương ứng 100%; tỷ lệ nước thải làng nghề được xử lý: 100%.

Hai là, đầu tư hệ thống trạm quan trắc tự động đánh giá ONMT tại khu xử

lý rác thải Sóc Sơn, Ba Vì, trạm xử lý nước thải tại Yên Sở, các trạm quan trắc không khí tại các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm trong toàn thành phố. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trung tâm điều hành và quản lý dữ liệu tài nguyên và môi trường thành phố. Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp phù hợp trong xử lý ONMT. Có cơ chế hợp tác công tư để khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân cùng với cơ quan nhà nước trong việc xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt, nước thải tại các cụm công nghiệp và làng nghề theo công nghệ hiện đại tránh ONMT nước của các dòng sông của Hà Nội như Sông Nhuệ, Sông Đáy, Sông Hồng, Sông Tô Lịch,...

Ba là, đầu tư công nghệ mới trong việc vệ sinh môi trường đô thị, thay thế

dần lao động thủ công trong xử lý ONMT. Kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Nhanh chóng triển khai đề án di dời nhà máy, cơ sở công nghiệp về các khu công nghệp, cụm công nghiệp.

Bốn là, rà soát các tiêu chí, chỉ tiêu về môi trường đô thị. Thường xuyên

kiểm tra, giám sát, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để ngăn ngừa từ sớm nguy cơ gây ONMT. Xử lý triệt để các “điểm đen” và các khu vực bức xúc

về ONMT. Tăng cường chế tài trong xử lý các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm về môi trường.

Năm là, giao cho các Viện nghiên cứu chủ động hợp tác với các tổ chúc

quốc tế về các vấn đề liên quan bảo vệ môi trường, từ đó có những kiến nghị với chính quyền thành phố trong xử lý ONMT. Đầu tư hoàn thiện Trung tâm điều hành và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động cũng như xây dựng cơ sở dự liệu môi trường toàn thành phố (đất, nước, không khí) từ đó nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát và dự báo trong phòng, chống, xử lý ONMT.

Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện các chỉ số chất lượng môi trường (đất, nước, không khí). Duy trì và nâng cao năng lực cung cấp nguồn nước sạch cho người dân, đặc biệt là phải đảm bảo sự an toàn nguồn nước, tránh các sự cố ô nhiễm nguồn nước như đã từng xảy ra năm 2019, xử lý dứt điểm các sự cố đường ống dẫn nước sinh hoạt từ Hòa Bình về Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w