Đặc điểm kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 73 - 75)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn cấp thành phố.

3.1.1.2.Đặc điểm kinh tế-xã hộ

Tăng trưởng kinh tế xã hội: tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội tăng trưởng nhanh và khá vững chắc. Trong giai đoạn 2016 - 2020 GRDP trung bình đạt 7,39% (mục tiêu đề ra từ 7,3-7,8%) cao hơn so với giai đoạn 2011 - 2015 (6,93%). GRDP đạt 1,06 triệu tỷ đồng, tương đương 45 tỷ USD. Đời sống

nhân dân không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2020

đạt 5.420 USD (theo giá so sánh 2010) cao gấp 1,8 lần bình quân cả nước [19].

Cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi theo hướng hiện đại, phù hợp với định hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng các nhóm ngành phi nông nghiệp luôn ở mức cao trong nền kinh tế. Nếu như năm 2015, tỷ trọng các ngành dịch vụ - thương mại, công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp tương ứng là 64,98%, 20,79% và 2,54% thì đến năm 2020, các tỷ trọng tương ứng là 63,48% (giảm 1,5 điểm %), 23,23% (tăng 0,44 điểm %) và 2,09% (giảm 0,45 điểm %); thuế trừ trợ cấp sản phẩm là

11,2% (giảm 0,49 điểm %) [19].

Những thành công kinh tế của thành phố Hà Nội năm 2020, với mức tăng trưởng đạt 3,98% (cao gấp khoảng 1,4 lần bình quân cả nước). Chỉ số lạm phát được kiểm soát ở mức 2,67% (thấp hơn mức tăng chung cả nước và thấp nhất trong nhiều năm gần đây); Giải quyết việc làm mới cho gần 160 nghìn lao động và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn bình quân chung cả nước, chỉ ở mức 2,3%. Thu ngân sách vượt dự toán hơn 2% (đạt gần 285 nghìn tỷ đồng) và tăng gần 6% so với năm 2019 (trong đó, nguồn thu nội địa chiếm 93% tổng thu). Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 416 nghìn tỷ đồng (tăng gần 10% so với năm 2019). Tỷ trọng chi thường xuyên của Thành phố chỉ chiếm 51% (so với tỷ trọng 27% của cả nước). Nông nghiệp Thủ đô tăng trưởng 4,2% - mức cao nhất trong chín năm trở lại đây… Đây là nhân tố hết sức quan trọng tác động đến PTCN gắn với BVMT

trên địa bàn thành phố Hà Nội [19].

Tính đến nay Hà Nội được tổ chức thành 30 quận, huyện, thị xã, cụ thể: 12 quận (Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm); 01 thị xã (Sơn Tây); 17 huyện (Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh).

Hà Nội hiện có lợi thế lớn, có không gian, có dư địa phát triển thuận lợi từ điều kiện tự nhiên và vị thế Thủ đô, trung tâm đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế. Hà Nội chiếm 1% diện tích đất đai và 8,5% dân số, 82% trường đại học và 80% số phòng nghiên cứu khoa học trọng điểm, 65% đội ngũ trí thức và nhà khoa học và 2/5 khu công nghiệp công nghệ cao của cả nước. Đến hết năm 2020, ngoài mấy chục sản phẩm công nghiệp chủ lực, Hà Nội hiện có khoảng 1.000 sản phẩm được công nhận OCOP (chiếm 41% các sản phẩm OCOP của toàn quốc). Có 13 đơn vị cấp huyện đạt, 367 xã đạt chuẩn nông thôn mới và đưa Hà Nội đứng đầu cả nước về số xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới

[19].

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 73 - 75)