- Các yếu tố ảnh hưởng đến PTCN gắn với BVMT trên địa bàn cấp thành phố.
2.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950 hợp nhất từ hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, tháng 1/1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng Thủ đô Hà Nội. Các KCN là nhân tố mới có vai trò rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. Góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Kết quả PTCN của tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều bài học đáng chú ý: - Vĩnh Phúc luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp công nghiệp nói riêng.
- Vĩnh Phúc đã chủ động qui hoạch phát triển các khu, CCN hợp lý, phát huy được vị trí địa lý thuận lợi của các khu, CCN này, nhờ đó thu hút được nhiều nhà đầu tư. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 11 KCN được thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng diện tích quy hoạch hơn 2,3 nghìn ha (trong đó có 6 KCN đang hoạt động) và 14 CCN được thành lập với quy mô diện tích hơn 330 ha. Với quan điểm: “Không đánh đổi môi trường sống lấy tăng trưởng”, trong những năm qua, công tác BVMT trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Toàn tỉnh có 365 dự án được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; 69 cơ sở được xác nhận hoàn thành hệ thống các công trình, biện pháp BVMT, kế hoạch BVMT; 391 chủ nguồn thải được cấp sổ đăng ký chủ
nguồn chất thải nguy hại... [22].
Đến nay, 100% các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đã
có hệ thống XLNT tập trung với công suất thiết kế hơn 18.000m3/ngày đêm,
2/14 CCN được đầu tư hệ thống XLNT tập trung là CCN Yên Đồng và CCN Tề Lỗ, Yên Lạc; 2 KCN đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động… Ngoài ra, hơn 180 nghìn tấn/năm CTR công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay cơ bản được thu gom xử lý bởi các đơn vị có chức năng.