Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 107 - 113)

- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý

3.3.2.1. Những hạn chế

- Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp chưa gắn kết hài

hòa với bảo vệ môi trường

Trong xây dựng Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố chưa căn cứ vào khả năng thực tế của địa phương, chưa đáp ứng yêu cầu về kết hợp hài hòa PTCN và BVMT. Phần lớn đều chưa tự chủ động xây dựng được quy hoạch các nguồn lực nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa PTCN và BVMT, các nguồn lực còn chưa được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao. Do lịch sử, nhiều CCN được hình thành trước đây từ các điểm tiểu thủ công nghiệp liên ngành, trước khi có Luật BVMT nên trong giai

đoạn đầu tư phát triển của các CCN trên địa bàn, việc thu hút nhanh các nhà đầu tư là ưu tiên hàng đầu, các CCN vừa tiến hành xây dựng hạ tầng vừa tiếp nhận các doanh nghiệp vào đầu tư trong khi hạ tầng chưa hoàn thiện đồng bộ.

Việc thực hiện lồng ghép các mục tiêu môi trường vào các chỉ tiêu PTCN chưa đi vào thực chất khiến cho các giải pháp giải quyết sự kết hợp PTCN và BVMT Thành phố còn mang nặng tính hình thức, kém hiệu quả khi triển khai trên thực tế. Nhiều chỉ tiêu được nêu trong Quy hoạch còn mang tính chất chung chung, chưa có sự đầu tư, nghiên cứu và đề xuất các chỉ tiêu mang tính thực tế cao. Điều này xuất phát từ khả năng hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của Thành phố trong việc xây dựng các công cụ định lượng môi trường. Ngay như việc tiến hành các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư PTCN cũng chưa được nghiêm túc thực hiện, nhiều dự án đã triển khai xây dựng nhưng chưa hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Đảng bộ và chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội đã quan tâm và có những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trìn hành động và cả những quy hoạch (tổng thể, chi tiết) để cân bằng giữa mục tiêu PTCN và BVMT. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khiến cho kết quả vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, sự gắn kết hai mục tiêu chưa đi vào thực chất. Có thể thấy rõ trong quy hoạch tổng thể PTCN và BVMT Thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đều có những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về BVMT bên cạnh những chỉ tiêu về PTCN. Tuy nhiên, Thành phố chưa thấy rõ được những ảnh hưởng của BVMT tới các chỉ tiêu PTCN cụ thể, phần lớn các mục tiêu BVMT chưa được lượng hóa, tính toán cụ thể và lồng ghép hữu cơ vào các chỉ tiêu PTCN Thành phố trong từng giai đoạn, thời kỳ phát triển. Điều này dẫn tới sự lúng túng trong việc đưa ra các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa PTCN và BVMT Thành phố cũng như thực hiện chúng trên thực tế địa bàn Thủ đô.

Mặt khác, trong hầu hết các báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố, bên cạnh mặt tích cực là phản ánh tình trạng môi trường cũng như ảnh hưởng của các hoạt động công nghiệp tới môi trường sống, tới các nguồn tài nguyên

thiên nhiên trên địa bàn nhưng hầu hết chưa phân tích được hoặc chưa đưa ra được chi phí môi trường mà các hoạt động này gây nên. Tất cả chỉ mới dừng lại ở việc mô tả, đo đạc nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường, khiến cho việc đánh giá và đưa ra những định hướng cho sự phát triển lâu dài của nhu cầu PTCN và BVMT Thành phố. Hầu hết các văn bản, chính sách về PTCN và BVMT Thành phố đều chưa thể hiện được rõ ràng, thống nhất sự cần thiết phải BVMT nhằm duy trì tốc độ PTCN cao, ổn định của Thủ đô hay sự PTCN cao, ổn định là điều kiện tiên quyết nhằm tạo nguồn lực, động lực cho BVMT, quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bên cạnh đó, việc kết hợp, lồng ghép mục tiêu PTCN và BVMT Thành phố cũng chỉ mới dừng lại ở một số các kế hoạch, chính sách, quy hoạch PTCN và BVMT Thành phố của các cơ quan quản lý nhà nước, còn đối với các kế hoạch, dự án phát triển của một số ngành, lĩnh vực và của đại đa số các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Một số ngành, lĩnh vực và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa thực sự hiểu và nắm rõ tầm quan trọng của việc kết hợp PTCN và BVMT thành phố, vì vậy, ở đâu đó vẫn còn tình trạng chạy theo lợi nhuận, nhìn nhận những mục tiêu trước mắt mà vi phạm pháp luật về BVMT, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, thiếu quy hoạch và quản lý trong sử dụng và tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên… gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng và việc đáp ứng những nhu cầu của cả thế hệ hiện tại cũng như các thế hệ tương lai.

Sự tăng lên của nhu cầu tiêu dùng kích thích sản xuất nhưng cũng làm gia tăng tốc độ khai thác các nguồn tài nguyên và môi trường, các mục tiêu phát triển của các ngành có sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn mâu thuẫn nhau và chưa được kết hợp một cách thoả đáng. Cộng với công nghệ sản xuất, chế biến lạc hậu, sử dụng nhiều nguyên liệu đầu vào và lượng rác thải lớn ra môi trường trong khi công nghệ xử lý rác thải sản xuất chưa được đầu tư đồng bộ đã khiến cho các khu vực giàu đa dạng sinh học, rừng, môi trường biển và ven biển bị khai thác quá mức, đứng trước nguy cơ ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng; chất lượng môi trường ngày càng suy giảm, gây ảnh hưởng ngược lại tới cuộc sống

và sản xuất của chính xã hội con người. Điều này cho thấy năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về môi trường chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng tăng của xã hội.

Ngoài ra, trong công tác quy hoạch PTCN và BVMT Thành phố còn hoạt động khá rời rạc, chưa tạo được sự liên kết vùng, ngành cần thiết. Do vậy, trong quá trình triển khai các hoạt động kết hợp PTCN và BVMT Thành phố, hiệu quả chưa cao và chưa tạo được ảnh hưởng tích cực như mong muốn.

Việc phối hợp của các cơ quan quản lý và chức năng chuyên ngành (phối hợp liên ngành) về BVMT còn nhiều bất cập, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Đơn cử như việc quản lý khai thác cát trên các bãi bồi ven Sông Hồng: về địa giới thì giáp danh nhiều tỉnh, cát là tài nguyên thuộc quản lý của Bộ, Sở Tài nguyên môi trường, đất và đê sông thuộc quản lý của Bộ, Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn, việc đi lại trên sông lại thuộc quản lý của công an (cảnh sát đường thủy),... giữa chính quyền thành phố và cấp huyện cấp xã cũng còn có những bất cập. Biểu hiện rõ nhất là trong nhiều năm Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tuy có thuộc top cao của cả nước nhưng không tương xứng với vị thế và sự đầu tư. Một số quy hoạch PTCN và BVMT Thành phố được xây dựng nhưng thiếu chế tài bắt buộc các địa phương, ngành, cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân tham gia thực hiện; thiếu cơ chế giám sát thực hiện; thiếu cơ chế thanh, kiểm tra và chế tài xử phạt chưa nghiêm…

Phân tích sâu về chất lượng tăng trưởng và kết quả PTCN của Hà Nội, luận án nhận thấy phần lớn vẫn phụ thuộc việc khai thác tài nguyên sơ cấp, vào gia tăng vốn đầu tư. Phần giá trị gia tăng, hàm lượng tri thức trong sản phẩm còn thấp. Trình độ công nghệ trong nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp lạc hậu từ hai đến 3 thế hệ dẫn đến vừa hiệu quả thấp vừa gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Điều này ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, sự phát triển vẫn chủ yếu theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu.

Trong hầu hết các quy hoạch, kế hoạch và dự án PTCN và BVMT Thành phố chưa có những chính sách hữu hiệu, hiệu quả để khuyến khích nghiên cứu phát

triển khoa học và công nghệ, năng lượng mới hay đẩy nhanh việc ứng dụng, chuyển giao các công nghệ sản xuất sạch hơn vào sản xuất, tiêu dùng của xã hội. Do vậy, việc kết hợp giữa PTCN và BVMT Thành phố chưa được như mong muốn.

- Trình độ PTCN trên địa bàn Thành phố còn thấp, dân số tăng nhanh tạo

sức ép lên vấn đề sử dụng tài nguyên vào BVMT; cơ cấu kinh tế vẫn dựa chủ yếu

vào các ngành khai thác TNTN và kỹ thuật trung bình, lạc hậu. Nỗ lực chuyển dịch nền kinh tế mặc dù có những kết quả đáng ghi nhận nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần các ngành sản xuất trực tiếp, sản xuất các sản phẩm thô, sơ chế.

-Phát triển công nghiệp đang tiếp tục làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

và ô nhiễm môi trường, công tác BVMT chưa đáp ứng được yêu cầu của thực

tiễn diễn ra như: Vấn đề ô nhiễm nguồn nước, không khí, chất thải rắn, chất thải độc hại, ô nhiễm ở các làng nghề,... như đã phân tích ở trên. Chưa đảm bảo tính gắn kết hài hòa giữa PTCN với BVMT; phát triển kinh tế với đồng thời giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội - môi trường, nâng cao chất lượng và yêu cầu phát triển bền vững càng hạn chế.

Những năm gần đây, sự kết hợp PTCN và BVMT thành phố đã được quan tâm. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại nhiều ở mức độ các chủ trương, chưa trở thành hành động có hiệu quả cao trên thực tế. Thành phố tập trung chủ yếu cho đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhất là chú trọng tới chỉ tiêu tăng trưởng GDP, mà chưa chú ý đúng mức tới hệ thống thiên nhiên, BVMT. Có những thời điểm, vấn đề BVMT đã và đang bị coi nhẹ, thậm chí lãng quên. Trên thực tế, có những dự án PTCN đã tác động một cách thô bạo đến môi trường, thiếu tính toán đến việc bảo đảm cân bằng sinh thái.

Trong vấn đề khai thác tài nguyên (đất, nước, không khí, rừng…) còn có sự lỏng lẻo, thiếu kiểm tra xử lý dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, sử dụng không hiệu quả từ đó ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái, đời sống, sức khỏe nhân dân. Môi sinh tại các khu dân cư thì việc đẩy nhanh quá trình đô thị

hóa tại các đô thị trung tâm cũng khiến cho các nguồn nước mặt, nước ngầm tại các thành phố bị ô nhiễm và khai thác cạn kiệt, ô nhiễm không khí, tiếng ồn gia tăng, áp lực về chất thải rắn, chất thải sinh hoạt ngày càng đè nặng lên hệ thống xử lý rác thải chưa đạt chuẩn và không đồng bộ của Thành phố, dẫn đến những hoạt động trong công tác BVMT chỉ là khắc phục các sự cố do tăng trưởng kinh tế gây ra.

Hoạt động thu gom, xử lý nước thải công nghiệp đòi hỏi đầu tư vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên khó thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hoá, Thành phố phải quyết định đầu tư bằng nguồn lực ngân sách. Nguồn lực ngân sách Thành phố, quận, huyện bố trí để đầu tư xây dựng trạm, hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung tại các CCN còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc đầu tư hệ thống XLNT tập trung chưa đồng bộ, công nghệ xử lý lạc hậu. Ở một số thời điểm, đã có sự đánh đổi giữa các mục tiêu về PTCN với các mục tiêu về môi trường do những hạn chế về nguồn lực tài chính bố trí cho các hoạt động này.

- Phát triển công nghiệp môi trường chưa được chú trọng.

Trong cơ cấu công nghiệp của thành phố Hà Nội, thiếu vắng ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng. Đây là ngành công nghiệp mới, bắt đầu được quan tâm phát triển ở Việt Nam nhằm thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và PTBV. Bên cạnh thiếu vắng công nghiệp xử lý rác thải, nhất là rác thải công nghiệp có xu hướng gia tăng thì tính chất gia công, lắp ráp khiến cho nhiều ngành, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Hà Nội tiêu tốn năng lượng và sử dụng năng lượng chưa hiệu quả. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu PTBV thì việc phát triển ngành này là rất cần thiết.

Từ năm 2020, tầm nhìn 2030, Thành phố sẽ có 23 KCN, với tổng diện tích gần 6.000 ha; 55 CCN, diện tích 2.554 ha và 173 CCN làng nghề, với 1.475 ha. Và khi đó, ngành công nghiệp Thủ đô sẽ có tổng diện tích 11.900 ha, bao gồm khu công nghệ cao, KCN, CCN. Dựa trên những thông số trên, kết quả dự đoán cho thấy, đến năm 2020, chỉ tính riêng cho KCN tập trung và CCN, mỗi

ngày, nguồn tiếp nhận nước thải sẽ phải tiếp nhận: 594.000 m3 nước thải công nghiệp/ngày; 2197,8 kg chất rắn lơ lửng; 1356,3 kg BOD; 3158,1 kg COD; 8,91

kg Phenol; 0,99 kg chì... [23].

Tác động tích lũy đến môi trường đất do phát triển các KCN, CCN là sự biến đổi địa hình, tạo nên dạng bề mặt khác với bề mặt tự nhiên và bê tông hóa toàn bộ bề mặt đất, những tác động gián tiếp là khả năng phát tán của rác thải, sự tích luỹ các chất ô nhiễm đòi hỏi các biện pháp để xử lý là khá dài và tốn kém, nhất là đối với rác thải công nghiệp và đặc biệt là lượng rác thải nguy hại trong đó có nhiều khả năng gây ô nhiễm môi trường đất.

Đáng quan tâm nhất là các khu vực phát triển đô thị, các khu và CCN, làng nghề. Một trong những tác động gián tiếp của hoạt động công nghiệp đến môi trường đất là thông qua nguồn nước thải ngấm vào đất, qua việc sử dụng nguồn nước có nước thải công nghiệp để tưới sẽ đem theo nhiều chất độc hại từ hoạt động công nghiệp ngấm vào các tầng đất hay đi theo nguồn nước ngầm cũng ngấm ngược vào các tầng đất sâu.

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, phát triển xây dựng giao thông vận tải cũng gây nhiều tác động khác nhau đến môi trường đất, như quá trình san gạt đầm nén sẽ làm thay đổi hình dạng địa hình, phá vỡ cấu trúc đất, nén chặt đất. Gây ô nhiễm bùn cục bộ ở những địa điểm xả thải và đặc biệt là các chất thải (cả nước thải và chất thải rắn).

Một phần của tài liệu Luận án Đặng Thị Hồng Hoa (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w