Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp.
Dù chương trình ở cấp độ vĩ mô hay vi mô thì để có năm yếu tố cơ bản của hoạt động dạy học: Mục tiêu dạy học của chương; Nội dung dạy học; hình thức và phương pháp dạy học; quy trình kế hoạch triển khai, đánh giá kết quả.
Chương trình đào tạo gắn với từng nghề đào tạo. Không có chương trình đào tạo chung cho các nghề mà mỗi loại nghề đều có chương trình riêng theo chuẩn quy định chung. Chương trình đào tạo bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành, tương ứng với mỗi cấp độ đào tạo, mỗi nghề thì tỷ lệ phân chia giữa hai phần này là khác nhau về lượng nội dung cũng như thời gian học.
Để xác định nội dung đào tạo nghề cho người lao động các cấp chính quyền địa phương phải lập được kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở đó sẽ xác định nội dung đào tạo. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình, giáo trình sao cho hợp lý và sát với nhu cầu đào tạo cũng như sát với nghề đào tạo để học viên có thể nắm vững được nghề sau khi tốt nghiệp là vấn đề rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo nghề. Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm đào tạo theo kế hoạch của địa phương khi đó có thể đảm bảo được quá trình đào tạo nghề cho người lao động gắn với mục tiêu sử dụng lao động. Nguyên tắc cơ bản trong việc xác định nội dung đào tạo:
- Tại mỗi vùng cơ cấu ngành nghề và dân trí khác nhau nên cần xác định cụ thể nội dung dạy nghề cho người lao động tại từng vùng. Trong mỗi chương trình nên chia ra nhiều học phần khác nhau, người lao động có thể lựa chọn học toàn chương trình hoặc học từng phần riêng biệt, khi học xong cần cấp chứng chỉ cho người lao động.
- Huy động các nhà nghệ nhân của các làng nghề, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông – lâm – ngư xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề cho người lao động. Ngoài ra, cần có sự tham gia của người lao động trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo. Thông qua việc tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu học nghề của người lao động, các nhà hoạch định nội dung chương trình sẽ biết được người lao động cần gì, khả năng thu nhận và tư vấn cho họ trong việc lựa chọn, xác định nghề cần học.