triển của địa phương
Hiện nay, các đơn vị dạy nghề chủ yếu sử dụng chương trình đào tạo theo khung chuẩn do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục dạy nghề ban hành mà ít có sự bổ sung, đổi mới hoặc sử dụng lại giáo trình, tài liệu của các trường đào tạo khác nên hiệu quả đào tạo còn hạn chế. Trong quá trình xây dựng nội dung, chương trình đào tạo sự kết hợp với các đơn vị sử dụng lao động còn nhiều bất hợp lý. Khoảng cách giữa kiến thức được học với kiến thức làm việc thực tế còn quá xa. Do đó, đối với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Thanh Trì là cần có sự đầu tư đúng mức vào việc xây dựng nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo nghề phù hợp.
Đổi mới giáo trình, nội dung theo hướng mềm hóa, đa dạng hóa chương trình, tạo điều kiện cho lưu thông, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động đa dạng. Sử dụng các phương pháp tiên tiến trong dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, kế thừa, phát triển trên một nền học vấn rộng. Loại bỏ những nội dung không thiết thực, bổ sung những nội dung cần thiết theo hướng đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng lực thực hành nghề, năng lực tự học phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Kết hợp giữa chương trình khung quốc gia với tham chiếu các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và người học để điều chỉnh mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
Nội dung đào tạo nghề thường xuyên thay đổi đề phù hợp với tình hình đặc điểm và tình hình phát triển KT-XH qua các giai đoạn phát triển của địa phương. Có như vậy, mới tạo sự tin tưởng và thu hút được lực lượng lao động tham gia các khóa học nghề. Đảm bảo cân đối giữa thời gian học lý thuyết và
thực hành, trong đó tăng cường, nâng cao chất lượng các giờ thực hành, khảo sát thực tế.
Bảng 3.2: Tổng hợp các nội dung đào tạo cần tập trung
Đối tượng Người lao Tỷ lệ % Doanh Tỷ lệ %
Nội dung động nghiệp
Bổ sung kiến thức cho người lao động 19 19,39 6 20,00
Tăng cường khả năng thực hành 34 34,69 13 43,33
Kết hợp cả bổ sung lý thuyết và khả 45 45,92 11 36,67
năng thực hành
Tổng cộng 98 100,00 30 100,00
(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giá) Trong quá trình khảo sát thực tế, mong muốn của người lao động được học nghề là nội dung, chương trình đào tạo cần tăng cường việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành là 45/98 người (chiếm 45,92%), có 34/98 người (chiếm 34.69%) cho rằng nên tăng cường thời gian thực hành và có 19/98 người (chiếm 19,39%) cho rằng cần bổ sung thêm lý thuyết.
Tuy nhiên, mong muốn của doanh nghiệp là người lao động phải có năng suất cao, tay nghề giỏi nên có 13/30 doanh nghiệp (chiếm 43,33%) đề nghị các khóa học cần tăng cường thời gian thực hành và chỉ có 6/30 doanh nghiệp (chiếm 20%) cho rằng cần tăng cường lý thuyết cho người lao động.
Việc tăng cường thời gian học lý thuyết hay tăng cường thời gian học thực hành thì cần phải linh hoạt đối với từng nghề. Đối với những nghề nông nghiệp như Trồng lúa chất lượng cao, Trồng rau hữu cơ, rau an toàn, Trồng cây ăn quả, Nuôi trồng và chế biến nầm ăn, nấm dược liệu, Nuôi cá thương phẩm nước ngọt…thì bản thân người lao động đã có tay nghề và các kinh nghiệm thực tế, tuy nhiên những kiến thức lý thuyết họ lại chưa hiểu rõ, hiểu đúng bản chất hay cách sử dụng các sản phẩm hóa chất để phòng trừ sâu bệnh, tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn không gây hại cho sức khỏe người
tiêu dùng. Nhưng đối với những nghề phi nông nghiệp như May công nghiệp, Tin học văn phòng, Kỹ thuật chế biến món ăn, Điện dân dụng… thì bên cạnh việc trang bị lý thuyết thì người học cần được tăng cường khả năng thực hành thì mới nâng cao tay nghề. Chính vì vây, các đơn vị dạy nghề cần nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các bên khi xây dựng nội dung, chương trình đào tạo cho phù hợp với từng nghề, từng địa phương, từng giai đoạn.