Chính sách của nhà nước và địa phương

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Hong Van (Trang 81 - 84)

* Đường lối chủ trương chính sách của nhà nước

Bước vào giai đoạn CNH - HĐH đất nước nhận thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự nghiệp phát triển và hội nhập đó, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhiều nghị định, thông tư và các văn bản liên quan đến công tác đào tạo nghề cho người lao động được ban hành và triển khai sâu rộng trong cả nước. Trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng là người lao động nông thôn.

Ngày 27/11/2009, Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ đã được ban hành về việc phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Trong đó nêu rõ, quan điểm “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho

lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho người lao động”

Cùng với đó, một loạt các văn bản liên quan đã được ban hành hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ như: Thông tư số liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT- BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 của liên bộ Bộ Lao động – TBXH, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Thông tin và truyền thông về hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ Lao động – TBXH hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình

* Đường lối chủ trương chính sách của huyện

Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện hàng năm huyện luôn nhấn mạnh đến đào tạo nghề. Để tăng cường hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động, UBND huyện đã ban hành Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Thanh Trì đến năm 2020”. Hàng năm. giao cho phòng Lao động - TBXH là cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm hàng năm, trong đó có giao chỉ tiêu về đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề theo Quyết định số 1956 nói riêng đến UBND các xã. Giao nhiệm vụ cho Đài phát thanh huyện và UBND các xã tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi giới thiệu cho người lao động về đào tạo nghề và các chế độ chính sách ưu đãi cho người tham gia học nghề. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đào tạo nghề trên địa bàn huyện.

2.3.3. Tốc độ đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa tác động rất nhiều đến sự phát triển kinh tế của huyện và đời sống của người dân. Tại huyện Thanh Trì, những tác động tiêu

cực mà quá trình đô thị hóa mang lại là vấn đề mất đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị, các công trình công cộng... Mất đất đồng nghĩa với việc người nông dân không có việc làm, trong khi họ chỉ quen với công việc nhà nông, chưa có những kỹ năng cần thiết để có thể làm những công việc khác trong xã hội. Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người nông dân mà điều này còn khiến con em của những người nông dân cũng mất đi cơ hội có việc làm trong khu vực nông nghiệp, được làm việc trên chính mảnh đất của gia đình.

Để tạo việc làm cho người lao động bị mất đất và tạo sự tin tưởng của người dân khi giao đất để xây dựng các khu đô thị, các công trình công cộng..., huyện đã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm cho những người lao động trên địa bàn huyện nói chung và người thuộc diện bị mất đất nói riêng. Vì vậy, trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra mạnh mẽ đồng thời cũng tác động tích cực đến việc phát triển hệ thống đào tạo nghề của huyện.

2.3.4 Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề

Trong những năm qua nhờ sự tích cực tuyên truyền về đào tạo nghề của các cấp ủy, ban ngành, đoàn thể và UBND các xã trên các phương tiện đài phát thanh và truyền thanh từ huyện đến cơ sở mà nhận thức của người dân về đào tạo nghề ngày càng được nâng cao.

Cùng với chủ trương xã hội hóa đào tạo nghề, huyện đã huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các hội, ban ngành đoàn thể trong việc vận động, tuyên truyền đến người dân để tác động đến sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cả xã hội về tầm quan trọng của đào tạo nghề, dần dần loại bỏ quan niệm coi trọng bằng cấp của người dân. Nhờ sự cố gắng của chính quyền địa phương, số lượng lao động có nhu cầu học nghề ngày một gia tăng. Học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp nếu không có đủ trình độ hoặc không có điều kiện học cao đẳng, đại học đã lựa chọn con đường vào các trường đào tạo nghề ngày một nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Hong Van (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w