Bảng 2.15: Tỷ lệ lao động có việc làm đúng nghề đã học sau khi đào tạo nghề
(Đơn vị tính: Người)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số LĐ Số LĐ Số LĐ Số LĐ Số LĐ Số LĐ Số LĐ Số LĐ
STT Ngành nghề đào tạo Số LĐ có Số LĐ được
được có việc được có việc được có việc có việc
việc làm được đào
đào tạo làm đào tạo làm đào tạo làm làm
đào tạo tạo
A Phi nông nghiệp 517 383 489 361 767 562 931 690 928 698
Tỷ lệ % giữa LĐ có việc làm 74,08 73,82 73,27 74,12 75,22
so với số LĐ được đào tạo
B Nông nghiệp 344 261 169 134 130 107 208 172 589 481
Tỷ lệ % giữa LĐ có việc làm 75,87 79,29 82,31 82,69 81,66
so với số LĐ được đào tạo
Cộng A + B 861 644 658 495 897 669 1.139 862 1.517 1.179
Tỷ lệ % giữa LĐ có việc làm 74,79 75,22 74,58 75,68 77,72
so với số LĐ được đào tạo
Tỷ lệ lao động có việc làm đúng nghề đã được học qua các năm đã tăng lên, chiếm khoảng 74,58% - 77,72% lao động được đào tạo nghề. Từ bảng phụ lục số 1, có thể nhận thấy một số nghề được người lao động lựa chọn học nhiều như nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn; May công nghiệp; Trang điểm, Trồng rau hữu cơ, rau an toàn, Nuôi trồng và chế biến nấm ăn, nấm dược liệu…Các học viên sau khi học nghề đã chủ động từ tổ chức tìm kiếm việc làm hoặc đi làm theo các nghề đã được học thông qua sự giới thiệu của Trung tâm dạy nghề huyện Thanh Trì, các hội đoàn thể như:
- Đối với nghề phi nông nghiệp: sau khi học nghề kỹ thuật chế biến món ăn, tại một số thôn của các xã đã hình thành các tổ nấu cỗ thuê từ 8 đến 12 lao động/tổ; Nghề May công nghiệp học viên được nhận vào làm tại các công ty May trên địa bàn huyện; nghề Trang điểm và Cắt uốn tóc: học viên tự tạo việc làm thông qua việc mở các cửa hàng gội đầu làm tóc hoặc được nhận vào làm tại các salon làm tóc, trang điểm cô dâu…
- Đối với nghề nông nghiệp: do học viên đều có diện tích đất để sản xuất nông nghiệp, có vườn cây nên các học viên sau khi kết thúc khóa học nghề đã áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học vào ngay trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp của gia đình, tham gia vào Hội sinh vật cảnh của xã như học viên lớp trồng và chăm sóc cây cảnh của xã Hữu Hòa; tham gia vào Mô hình sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn của xã Duyên Hà…Từ đó góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm, cung cấp cho thị trường các sản phẩm rau sạch, nấm ăn an toàn, chất lượng và bước đầu tạo thu nhập, ổn định cuộc sống.