Thanh Trì
Từ kinh nghiệm của các quận, huyện trên trong đào tạo nghề cho người lao động, chúng tôi rút ra được một số bài học có thể vận dụng vào đào tạo nghề ở huyện Thanh Trì.
Một là: Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Huyện ủy - HĐND –
UBND, sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng, ban ngành, đoàn thể liên quan và sự tham gia tích cực của UBND các xã trong thực hiện đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện.
Hai là: Thực hiện rà soát nhu cầu học nghề cho lao động trên địa bàn
huyện thông qua cuộc điều tra thu thập thông tin biến động cung lao động hàng năm. Kết quả cuộc điều tra là cơ sở để huyện xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm phù hợp với tình hình KT - XH của địa phương, đảm bảo 80% trở lên lao động sau khi học nghề có việc làm.
Ba là: Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề, mở rộng hình thức
và ngành nghề đào tạo, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển của địa phương.
Bốn là: Tăng cường vai trò quản lý nhà nước thông qua việc kiểm tra
giám sát, chấn chỉnh việc tổ chức thực hiện công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện đánh giá khách quan chất lượng và hiệu quả đào tạo, từng bước nâng cao tiêu chuẩn đánh giá đầu ra trong dạy nghề để đáp ứng các yêu cầu của thực tế sản xuất và thị trường lao động,...
Năm là: Làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho người lao
động để làm thay đổi nhận thức về nghề nghiệp, việc làm, đặc biệt là lao động thuộc diện bị thu hồi đất và một bộ phận thanh niên xem nhẹ việc học nghề để người dân nắm và hiểu đầy đủ các thông tin, làm cơ sở cho việc lựa chọn
nghề cần học và có khả năng giải quyết được việc làm sau khi học nghề. Cán bộ tuyên truyền phải thông hiểu chính sách pháp luật, nắm được thông tin về thị trường lao động để tư vấn học nghề và tư vấn việc làm sau học nghề cho người lao động.
Bên cạnh đó, về phía người dân và người lao động cũng cần thường xuyên quan tâm, nắm bắt cập nhật thông tin về định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KT - XH, về giáo dục - đào đạo, nghề nghiệp, việc làm....; Nắm bắt các thông tin về xu hướng của thị trường
lao động, xu hướng phát triển ngành nghề,... đồng thời căn cứ vào các điều kiện cụ thể về trình độ học vấn, khả năng kinh tế, năng lực sở trường, điều kiện sản xuất ... của bản thân hoặc người thân để có thể lựa chọn ngành nghề học theo các cấp trình độ đào tạo, hình thức học tập, thời gian đào tạo, phù hợp để theo học, đảm bảo cho việc phát triển tương lai nghề nghiệp, xây dựng cuộc sống vững chắc sau này.
Đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn huyện Thanh Trì nói riêng và cả nước nói chung không chỉ góp phần nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế các địa phương, đảm bảo an sinh xã hội.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI