Kinh nghiệm đàotạo nghề cho người laođộng huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Hong Van (Trang 37 - 39)

Gia Lâm được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn quân sự chiến lược ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại được hình thành; nhiều làng nghề nổi tiếng... Đây chính là những động lực và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ giao thông, giao lưu hàng hoá hiện nay và và trong tương lai. Cùng với đó là sự quan tâm đầu tư cho lĩnh vực văn hóa – xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện. [22]

Trong số các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, huyện Gia Lâm được đánh giá là một địa phương làm tốt việc thực hiện sáng tạo trong công tác đào tạo nghề cho người lao động đặc biệt là lao động nông thôn. [24] Trong 5 năm qua (2010 - 2014), công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm đã được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Huyện luôn tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ban, ngành phối hợp chặt chẽ, chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu, chương trình cụ thể để hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ của công tác đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng trên địa bàn huyện. Trong 5 năm, huyện Gia Lâm đã đào tạo nghề ở các cấp trình độ đào tạo đạt 21.137 lao động, trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 15.300 người đạt 51,7%mục tiêu đề ra, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt 81.4%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chung của toàn quận tăng từ 54,7% năm 2010 lên 63.3% trong năm 2014; Các hình thức dạy nghề đã được đa dạng hóa, các lớp đào tạo nghề theo mô hình đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người lao động với hoạt động dạy nghề. Các đối tượng học nghề chủ yếu là người dân thuộc hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và lao động nông thôn khác. Người lao động tham gia học nghề được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản theo từng ngành, nghề được đào tạo. Kết quả, tổng số lao động có việc làm sau học nghề là 11,475 người; Trong đó số tự tạo việc làm là 3.442 người [14, tr.6,7]

Huyện Gia Lâm đã có nhiều sáng tạo trong việc triển khai, tổ chức các hoạt động liên quan đến đào tạo nghề cho người lao động. Đặc biệt, do tâm lý chung của người dân là đi học nghề tốn thời gian, phải nghỉ làm, ảnh hưởng đến thu nhập đang có. Thậm chí, có người còn cho rằng không cần thiết phải học nghề cũng có thể làm việc được thông qua học hỏi kinh nghiệm, rằng học nghề ra cũng chưa chắc có thể tìm được việc làm... Nắm bắt được tâm lý đó, huyện Gia Lâm đã chủ động mở các lớp học nghề vào buổi tối, ngày nghỉ để khuyến khích người dân theo học.

Mặt khác, huyện cũng chủ động tìm hiểu, nắm bắt nguyện vọng học nghề của người dân, từ đó mở các lớp học nghề cho phù hợp với yêu cầu. Các nghề học nấu ăn, điện dân dụng, chăm sóc cây cảnh, trồng lúa... được người dân thích theo học bởi rất thiết thực với công việc của họ. Nhờ vậy, từ đầu năm 2015 đến nay, huyện Gia Lâm đã mở được 41 lớp học nghề cho trên 1.300 lao động. Trong khi năm 2013, cả huyện mới chỉ đào tạo được 900 lao động, đạt 70% kế hoạch năm.

Trong thời gian tới, đối với công tác đào tạo nghề cho người lao động, UBND huyện Gia Lâm đề nghị các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thưc của người lao động về vị trí, vai trò của công tác đào tạo nghề; Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành và các đoàn thể; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của các Trung tâm đào tạo, dạy nghề; Tập trung kiểm tra, giám sát, đặc biệt là nâng cao công tác giám sát chuyên đề; Nhân rộng các mô hình, áp dụng tiến bộ khoa học vào giảng dạy và sản xuất, tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện các mô hình; Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền cơ sở.

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Hong Van (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w