Mục tiêu đàotạo nghề cho người laođộng huyệnThanh Trì, thành phố

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Hong Van (Trang 95 - 96)

phố Hà Nội

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Huyện Thanh Trì đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng lao động, hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Đào tạo nghề cho lao động (chủ yếu là đào tạo lao động kỹ thuật); để phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH, chuẩn bị điều kiện và tiền đề đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH của huyện Thanh Trì. Do đó, phải mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả của đào tạo nghề. Phải hết sức coi trọng và bồi dưỡng lực lượng lao động giỏi, có trình độ kỹ năng nghề nghiệp tạo sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức quản lý và vận hành nền kinh tế, thực hiện mục tiêu phát triển KT - XH mà quy hoạch tổng thể đến năm 2020 của huyện đã đề ra. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm tăng thu nhập của người lao động, nhất là lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.

Bình quân hàng năm, đào tạo nghề cho 3.000 lao động; Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 80% trở lên.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu phát triển nhân lực huyện Thanh Trì giai đoạn 2015 – 2020 là đưa nhân lực của huyện trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện, nâng trình độ năng lực cạnh tranh nhân lực của huyện lên tốp 10 của Thành phố. Cụ thể:

- Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực. Nâng cao cả kiến thức, kỹ năng sản xuất cho người lao động. Hoàn thiện hệ thống thị trường lao động, gắn kết giữa đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

- Chuyển phần lớn lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp. Hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kỹ năng sản xuất và quản lý, gắn kết trong các loại hình kinh tế hợp tác và kết nối với thị trường. Mục tiêu cụ thể:

- Hàng năm đào tạo nghề cho 3000 lao động. Trong đó đào tạo nghề dài hạn là 1.700. Đào tạo nghề ngắn hạn là 1.300;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm đạt từ 80% trở lên - Nâng thời gian sử dụng lao động từ 85.5% lên 90% vào năm 2020. - Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 62% lên 70 % vào năm 2020.

Bảng 3.1: Chỉ tiêu đào tạo nghề giai đoạn 2016 -2020

Kế hoạch năm 2016 Nhu cầu giai đoạn 2016 - 2020

STT NGHỀ ĐÀO TẠO

Tổng số Tổng số Số người Số tiền Số người Số tiền

A Phi nông nghiệp 1.155 2.241.680 3.955 8.087.870

B Nông nghiệp 560 1.050.910 1.995 3.866.170

Tổng cộng A+B 1.715 3.292.590 5.950 11.954.040

(Nguồn: Phòng Lao động – TBXH [21])

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Hong Van (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w