Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Hong Van (Trang 88 - 92)

2.4.2.1 Những hạn chế

Đào tạo nghề hiệu quả góp phần phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật và dịch vụ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH –HĐH của địa phương, đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế:

- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm sâu sát đến đào tạo nghề cho người lao động.

- Công tác tổ chức điều tra, khảo sát về nhu cầu học nghề hàng năm chưa sát với thực tiễn, chưa đúng thời điểm. Do vậy, việc lựa chọn của nhiều nghề đưa vào đào tạo chưa phù hợp, còn phải thay đổi nhiều lần, hiệu quả đào tạo nghề tạo việc làm đạt tỷ lệ chưa cao.

- Ngành nghề đào tạo chưa bám sát với yêu cầu của thị trường lao động cũng là một hạn chế. Nhiều cơ sở dạy nghề chủ yếu đào tạo một số ngành nghề đơn giản như: Kỹ thuật chế biến món ăn, Tin học văn phòng, Trang điểm, Cắt uốn tóc, May công nghiệp…Trong khi chưa chú trọng đầu tư cho các ngành kỹ thuật công nghệ cao như: Cơ khí chế tạo máy, công nghệ sửa chữa – lắp ráp ô tô, xe máy…Đặc biệt, hiện nay trên thị trường lao động xuất hiện cầu lao động trong lĩnh vực giúp việc gia đình…nhưng chưa có đơn vị nào đào tạo đội ngũ lao động trong lĩnh vực này. Nhiều lao động, sau khi tham gia khóa học nghề, khi được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Nguyên nhân là do đào tạo nghề chủ yếu đào tạo theo chương trình có sẵn, chưa đổi mới nội dung, chương trình phù hợp với đặc điểm của người lao động, của nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp. Với mục tiêu của đào tạo nghề cho lao động là đảm bảo ít nhất 80% có việc làm (giai đoạn 2016 - 2020) thì các đơn vị dạy nghề đã có sự điều chỉnh nội dung, chương trình phù hợp với mục đích, nhu cầu đào tạo của huyện Thanh Trì.

- Công tác tuyên truyền về đào tạo nghề và các chế độ, chính sách liên quan đến đào tạo nghề trên địa bàn huyện chưa sâu rộng. Người lao động chưa có ý thức chủ động trong việc học nghề, chưa thấy được tầm quan trọng của việc học nghề, vẫn còn nặng tư tưởng kén nghề, chọn việc

Bảng 2.21: Thống kê cách tiếp cận thông tin

Kênh Đối tượng Người lao động Tỷ lệ % Doanh Tỷ lệ %

nghiệp

Qua tờ rơi 22 22,44 4 13,33

Qua mạng internet 29 29,59 11 36,67

(Website của huyện)

Qua thông tin tuyên 31 31,63 7 23,33

truyền của địa phương

Kênh thông tin khác 16 16,34 8 26,67

Tổng cộng 98 100,00 30 100,00

Có thể nhận thấy, công tác tuyên truyền trên địa bàn huyện Thanh Trì còn hạn chế. Người lao động đặc biệt là người lao động có nhu cầu học nghề không nắm được các thông tin, chế độ chính sách của chương trình đào tạo. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng không có cơ hội kết nối với những người đã học nghề để tuyển dụng lao động. Đối với cấp huyện và cấp xã thì kênh thông tin tuyên truyền của địa phương là hình thức phổ biến để cung cấp các thông tin đến người dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát thì chỉ có 31,63% người lao động và 23,33% doanh nghiệp nắm được thông tin này.

- Công tác kiểm tra, giám sát cũng là một nguyên nhân giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Kết thúc đợt kiểm tra, giám sát những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện được Phòng Lao động – TBXH, phòng Kinh tế (là đơn vị tham mưu UBND tổ chức các lớp học) và các đơn vị dạy nghề nghiêm túc rút kinh nghiệm, khắc phục cho các lớp sau. Tuy nhiên, do huyện Thanh Trì chưa bố trí được cán bộ chuyên trách công tác đào tạo nghề, cán bộ phụ trách đang phải kiêm nhiệm. Do vậy, việc thường xuyên giám sát lớp học bị hạn chế.

Hoạt động kiểm tra, giám sát hàng năm của cấp trên cũng chỉ dừng lại ở mức: 01 đợt của Ban chỉ đạo đào tạo nghề và giải quyết việc làm cấp Thành phố, 01 đợt giám sát của HĐNĐ-UBND cấp huyện.

Với những tồn tại, hạn chế nêu trên, huyện Thanh Trì cần các giải pháp đồng bộ, nhất quán và dài hạn, kết hợp với sự vào cuộc quyết tâm của các cấp chính quyền địa phương, cũng như các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện.

2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

- Một trong những nguyên nhân cơ bản là do nhận thức của các cấp, các ngành, của xã hội và người lao động chưa đầy đủ, xem xã hội hóa chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân, tư tưởng chưa coi dạy nghề là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

- Việc phân bổ chi tiêu và cấp ngân sách cho đào tạo nghề chiếm tỷ trọng thấp trong tổng ngân sách chi cho giáo dục - đào tạo của huyện và đang thực hiện theo cơ chế tổng hợp chung nên mức kinh phí chưa được phân định rõ gây khó khăn cho việc quản lý thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó, việc phân bổ kinh phí cho dạy nghề còn dàn trải nên đầu tư phát triển các nghề mũi nhọn cũng gặp nhiều khó khăn, các thiết bị đào tạo còn thiếu và chưa phù hợp.

Bên cạnh đó, do tác động của cơ chế thị trường trong quá trình cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp Nhà nước, cơ sở sản xuất vẫn đang tiếp tục củng cố sắp xếp lại. Tốc độ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành lập mới tăng nhưng thu hút lao động vào làm việc còn hạn chế. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống chậm được đầu tư khôi phục. Thông tin thị trường lao động chưa đáp ứng nên người lao động còn lúng túng trong việc lựa chọn ngành nghề học với việc làm sau đào tạo.

- Số lượng giáo viên dạy nghề tại các đơn vị dạy nghề hiện đang thiếu và nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn chưa phù hợp với các nghề giảng dạy, điều này khá phổ biến ở các trung tâm dạy nghề. Chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề còn chưa phát huy được tác dụng nên tình trạng thiếu giáo viên thường xuyên diễn ra gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới công tác dạy nghề.

- Năng lực quản lý của bộ máy chưa cao, sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành ở địa phương chưa thống nhất và chặt chẽ dẫn đến công tác quản lý và phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề gặp nhiều khó khăn. Việc phân cấp chưa đủ mạnh để công tác quản lý nhà nước về dạy nghề phát huy được tính chủ động trong hoạt động. Thực tế một số cơ sở dạy nghề phải chịu sự quản lý chồng chéo của nhiều cơ quan nhà nước (Sở, ban, ngành) nên khi thực hiện các nhiệm vụ của mình phải xin ý kiến chỉ đạo của nhiều đơn vị dẫn tới thực hiện công việc bị chậm và hiệu quả hạn chế.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGHỀ

CHONGƯỜILAOĐỘNGHUYỆN THANH TRÌ,THÀNHPHỐHÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Hong Van (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w