Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Hong Van (Trang 43 - 44)

Thanh Trì là một huyện đồng bằng, ngoại thành Hà Nội với 15 xã (3 xã vùng bãi nằm ngoài đê sông Hồng) và 01 thị trấn, có tọa độ địa lý nằm trong khoảng: từ 20050’ đến 21000’ vĩ độ Bắc và từ 105045’ đến 105056’ kinh độ Đông, tổng diện tích đất tự nhiên 6.292,7138 ha, trong đó có 3.462,9602 ha đất nông nghiệp (chiếm 55,03%). Phía Bắc tiếp giáp với quận Hoàng Mai và Thanh Xuân; Phía Đông giáp huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng; phía Tây giáp quận Hà Đông; phía Nam giáp huyện Thường Tín. Với địa thế có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như: đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A, 1B, đường 70, đường thủy sông Hồng,…, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ, thương mại. Do vị trí nằm ven sông Hồng, đồng thời có các sông: Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu chảy qua tạo nên các tiểu vùng, do vậy việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi, thủy sản và các hoạt động sản xuất trên ruộng nước có nhiều thuận lợi.

Thanh Trì với địa hình thấp, là vùng trũng ven đê ở phía Nam thành phố, địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có thể chia làm 2 vùng địa hình chính như sau:

- Vùng bãi ven đê sông Hồng với diện tích khoảng 18,70% diện tích của huyện, bao gồm 3 xã chủ yếu: Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc, do đặc điểm tự nhiên và đất đai nên vùng này được phù sa bồi đắp nên thuận lợi cho việc phát triển các loại cây rau màu, thực phẩm.

- Vùng nội đồng (vùng trong đê) có địa hình khá bằng phẳng; vùng này chiếm đại bộ phận diện tích của huyện (khoảng 81,30% diện tích tự nhiên), chủ yếu là diện tích của 12 xã còn lại và thị trấn Văn Điển [17, tr.4-5]

Chính những đặc điểm tự nhiên như vậy, đã hình thành nên những vùng chuyên canh của huyện Thanh Trì. Khu vực vùng bãi ven sông Hồng được định hướng là vùng chuyên canh phát triển các nông nghiệp. Vùng nội đồng, tâp trung chủ yếu phát triển lĩnh vực TM – DV và CN - XD. Việc hình thành các vùng chuyên canh đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu lao động tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Do vậy, nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động ngày càng được các cấp chính quyền và người dân quan tâm.

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Hong Van (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w