Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác đàotạo nghề

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Hong Van (Trang 79 - 81)

Một trong những điều kiện quan trọng trong việc phát triển đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy nghề. Trang thiết bị đào tạo nghề giúp học viên có điều kiện thực hành để hoàn thiện kỹ năng, tay nghề ứng với nội dung lý thuyết đã được học. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại, phù hợp với tình hình lao động thực tế của mội địa phương bao nhiêu thì học viên càng có thể thích ứng, vận dụng nhanh.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Trì mới chỉ có Trung tâm dạy nghề Thanh Trì được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho đào tào nghề chủa huyện. Với tổng diện tích mặt bằng 12.000m2, với 4.000m2 sàn 4 tầng gồm 26 phòng học; 500m2 sàn 2 tầng gồm 10 phòng làm việc; 1 hội trường 300 chỗ ngồi, diện tích 1.000m2 sàn;

Bảng 2.19: Cơ sở vật chất của Trung tâm dạy nghề Thanh Trì

Cơ sở vật chất Số lượng Tổng diện tích

(Phòng) (m2

)

Diện tích toàn trung tâm 14.145

Văn phòng trung tâm 1 100

Phòng học lý thuyết 2 160

Phòng học thực hành 14 1400

Thư viện 0 0

Khu ký túc xá 0 0

Nhà ăn 0 0

(Nguồn: Trung tâm dạy nghề Thanh Trì [12]) Theo quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề ban hành kèm theo quyết định số 17/2007/QĐ - BLĐTBXH ngày 29 tháng 5 của Bộ Lao Động -TBXH, thì các cơ sở đào tạo nghề phải đảm bảo diện tích tối thiểu sử dụng là 1000 m2 với khu vực đô thị và 2000m2 đối với khu vực ngoài đô thị, phải đảm bảo diên tích phòng học tối thiểu là 1,3m2/1 học sinh quy đổi và diện tích cơ sở thực hành tối thiểu là 2,5m2/1 học sinh quy đổi. Bên cạnh đó các cơ sở đào tạo nghề còn phải đảm bảo chỗ học tối thiểu cho 150 học sinh cùng học 1 thời điểm. Như vậy Trung tâm dạy nghề Thanh Trì đã đảm bảo yêu cầu về diện tích mà nhà nước đặt ra cho các cơ sở đào tạo nghề.

Năm 2014, Trung tâm dạy nghề Thanh Trì được sự quan tâm của Sở Lao động - TBXH thành phố Hà Nội, Bộ Lao động - TBXH đã đầu tư 1,729 tỷ đồng để đầu tư xây dựng nhà xưởng và phòng làm việc của Trung tâm. [12, tr.41]

Tham gia dạy nghề cho người lao động huyện Thanh Trì còn có các đơn vị dạy nghề trên địa bàn thành phố. Các đơn vị dạy tham gia dạy nghề đã linh hoạt địa điểm học và thời gian học cho học viên. Các lớp học được tổ

chức học ngay tại địa phương, tại hội trường nhà văn hóa các thôn, khu dân cư.

Các đơn vị dạy nghề đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện, cơ sở vật chất, dụng cụ cần thiết để phục vụ các nội dung giảng dạy. Đối với nghề tin học văn phòng, sửa chữa máy vi tính địa điểm học và thực hành sẽ được đơn vị dạy nghề lắp đặt trực tiếp hệ thống máy vi tính tại hội trường nhà văn hóa các thôn hoặc phối hợp với các trường tiểu học, trung học cơ sở để tổ chức lớp học. Đối với nghề May công nghiệp, lớp học thực hành sẽ được tổ chức tại các xưởng may, công ty may trên địa bàn huyện. Các nghề nông nghiệp lại được tổ chức tại chính đồng ruộng của người dân…

Thời gian học nghề thường được tổ chức linh hoạt vào buổi tối các ngày trong tuần hoặc cuối tuần.

Chính những thuận lợi đó, là cơ sở của việc tham gia học tích cực của người lao động trên địa bàn huyện Thanh Trì.

Một phần của tài liệu Nguyen Thi Hong Van (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w