Tình hình nguồn vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Phan Nguy↑n Ch¬u - KDTM (Trang 51)

5. Kết cấu đềtài

2.2.3. Tình hình nguồn vốn của Công ty

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đượcổn định thì vốn có vai trò hết sức quan trọng. Nó là yếu tố đầu vào cần thiết đểcông ty mua sắm trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, mua các yếu tố đầu vào khác như nguyên dược liệu, trảlương cho người lao động, mua hàng hóa sản phẩm đểkinh doanh, trang trải các chi phí sản xuất khác. Đảm bảo nguồn vốn sửdụng hiệu quả, bảo toàn và tăng trưởng nguồn vốn không ngừng lớn mạnh là mục tiêu mà công ty luôn xem trọng.

CTCP Dược Medipharco hoạt động theo loại hình CTCP, vốn trong công ty được huy động từcác cổ đông. Đểthấy được tình hình biến động nguồn vốn và biến động cơ cấu nguồn vốn của công ty ta xem xét bảng sau:

Bảng 2.4 Tình hình sửdụng nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 (ĐVT: Triệu đồng) Chỉtiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % TỔNG NGUỒN VỐN 444.196 499.445 618.797 55.249 112,44 119.352 123,9 I. NỢPH ẢI TRẢ 396.768 449.997 568.149 53.229 113,42 118.152 126,26 1. Nợng ắn hạn 382.611 439.475 557.897 56.864 114,86 118.422 126,95 2. Nợdài hạn 14.157 10.522 10.252 (3.635) 74,32 (270) 97,43 II. VỐN CHỦ SỞ HỮU 47.429 49.449 50.649 2.020 104,26 1.200 102,43 1. Vốn chủsởhữu 47.429 49.449 50.649 2.020 104,26 1.200 102,43

2. Nguồn kinh phí và quỹkhác - - - -

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kếtoán CTCP Dược Medipharco)

Qua sốliệuởbảng 2.4 ta thấy nguồn vốn của công ty đều tăng qua từng năm và cơ cấu nguồn vốn có sựchênh lệch khá lớn. Năm 2015 tổng nguồn vốn của công tyđạt

444.196 triệu đồng. Năm 2016 tổng nguồn vốn của công ty đã tăng thêm 55.249 triệu đồng đạt 499.445 triệu đồng tươngứng tăng 12,44%. Đến năm 2017 tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng rất mạnh đạt 618.797 triệu đồng, tức tăng thêm 119.352 triệu đồng tươngứng tăng 23,9%. Điều này là do nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mởrộng nên nhu cầu tăng vốn là điều hết sức cần thiết.

Ta thấy cơ cấu vốn của công ty chủyếu là nguồn nợphải trảmà cụthểhơn là nợ ngắn hạn bao gồm nguồn đi vay và phải trảngười bán. Năm 2015 nợphải trảlà 396.768 triệu đồng, năm 2016 là 449.997 triệu đồng và năm 2017 lên đến 568.149 triệu đồng. Nợphải trảcủa công ty rất lớn lại có xu hướng tăng mạnh so với vốn chủ sởhữu là điều không tốt trong sản xuất kinh doanh lâu dài của công ty. Nhưng do nhu cầu cần vốn đểmởrộng sản xuất kinh doanh công ty buộc phải đi vay và chiếm dụng vốn của người bán. Trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp vấn đềchiếm dụng vốn lẫn nhau là không tránh khỏi. Vì vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có biện pháp cân đối hai khoản chiếm dụng và bịchiếm dụng vốn đểviệc sửdụng vốn của doanh nghiệp mình ngày càng cao hơn và có hiệu quảhơn.

Năm 2016 nợphải trảcủa công ty tăng 53.229 triệuđồng so với năm 2015 tương ứng tăng 13,42%. Năm 2017 nợphải trảcủa công ty đã tăng thêm 118.152 triệuđồng so với năm 2016 tươngứng tăng 26,26%. Nguyên nhân sựtăng lên của nợphải trảlà do các khoản phải thu của khách hàng quá cao làm vòng quay vốn nhỏ, công ty không có vốn đểtiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy công ty buôc phải tiếp tục đi vay đểtiếp tục hoạt động cũng như thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Tình trạng này nếu kéo dài thì sẽkhông tốt cho công ty. Công ty cần phải có những biện pháp cụthể, tích cực nhằm giảm bớt khoản nợphải trảnày. Tình hình nguồn vốn chủsởhữu của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016 nguồn vốn chủsởhữu tăng 2.020 triệuđồng tươngứng tăng 4,26%. Nguyên nhân tăng lên của vốn chủsởhữu chủyếu

là nhờlợi nhuận chưa phân phối của công ty do năm này công ty làm ăn có hiệu quả. Năm 2017 nguồn vốn chủsởhữu tăng không mạnh chỉtăng 1.200 triệuđồng tương ứng tăng 2,43%.

2.3. Các yếu tốmôi trườngảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụsản phẩm của Công ty

2.3.1. M ôi trường vĩ

2.3.1.1. Môi trường kinh tế

CTCP Dược Medipharco cũng như tất cảcác công ty khác trên toàn quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đềthay đổi của môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế chuyển biến tốt thì có lợi cho các doanh nghiệp và ngược lại, chuyển biến xấu thì gây ra tình trạng khó khăn cho các doanh nghiệp.

Sựphát triển và cải cách của hệthống ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, thịtrường chứng khoán đang tăng trưởng với sức nóng chóng mặt, làn sóng đầu tư ồ ạt vào Việt Nam. Đất nước đang trên đà phát triển và mởrộng quan hệkinh tếhợp tác với các quốc gia và khu vực trên thếgiới làm cho môi trường kinh doanh của công ty ngày càng được mởrộng và nhiều thách thức cũng đang chờphía trước. Với những thuận lợi đó cơ hội đểmởrộng và phát triển thịtrường, thiết lập quan hệphân phối tiêu thụ rộng rãi không chỉtrên địa bàn tỉnh, mà trên khắp cảnước và xuất khẩu ra khắp thị trường nước ngoài. Có điều kiện tiếp thu khoa học kỹthuật công nghệmáy móc dây chuyền hiện đại cũng như dễdàng thu mua nhập khẩu các nguyên dược liệu đểbào chếthuốc.

Những cơ hội cho công ty do môi trường kinh tếtạo ra như:

+ Tỷgiá ngoại tệ: Yếu tốnày cóảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận sau thuếvà tỷ lệlợi nhuận sau thuếcủa doanh nghiệp. Theo BộTài chính, tỷgiá USD/VNĐtính đến 24/12/2016 là 22.155 tăng 1,18% so với đầu năm 2016 và chỉtăng 0,8% so với cuối năm 2015. Sốliệu cập nhật gần cuối năm 2017 của Tổng cục Thống kê, chỉsốgiá đô la Mỹtháng 12/2017 tăng 0,02% so với tháng trước và giảm 0,05% so với cùng kỳ năm 2016; bình quân năm 2017 tăng 1,4% so với năm 2016.[15] Do các hợp đồng nhập khẩu NPL và thuốc thường được ký bằng đô la nên khi tỷgiá ngoại tệ ổn định sẽ giúp công ty thuận lợi hơn khi nhập khẩu NPL, thuốc và đầu tư sản xuất.

+ Hồi tháng 4/2016, tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, Thủtướng Chính

phủNguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất cho vay nhằm hỗtrợdoanh nghiệp, kích nền kinh tếphát triển. Theo đó, nhiều Ngân hàng, nhất là các Ngân hàng Thương mại lớn của Nhà nước như BIDV, Vietcombank, Agribank,

VietinBank cũng đãđồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ0,5% đến 1%/năm. Năm 2017, các Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ7%/năm xuống 6,5%/năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệpứng dụng công

nghệcao,...Đây là tín hiệu tốt cho công ty khi mà công ty đang có tỷlệvay nợcao. + Thịtrường chứng khoán đang ngày càng khởi sắc.

2.3.1.2. Môi trường văn hóa xã hội

- Dân số: Việt Nam có quy mô dân sốhơn 95 triệu người và dân số ở độtuổi lao động chiếm tỷlệrất lớn, tỷlệsinh duy trìởmức cao nên nhu cầu vềthuốc chữa bệnh cũng là rất lớn. Ngoài ra tăng trưởng GDP của Việt Nam hiện nay vào khoảng 6,81%/ năm, mức sống người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu với các loại thuốc bổ dưỡng, vitamin, tăng cường sức khỏe là rất cần thiết. Đây là những nhân tốgóp phần phát triển của Công ty. Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước nông nghiệp trên 70% dân sốsốngởkhu vực nông thôn, có mức sống thấp hơn khu vực thành thịnên có nhu cầu dùng thuốc với giá thành rẻ. Đây là một thịtrường “béo bở” cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa nói chung và cho công ty nói riêng, do ngoại trừmột sốbiệt dược, chuyên khoa cần phải nhập ngoại, đa sốthuốc generic sản xuất của công ty đều đápứng nhu

cầu điều trịtrong khi giá rẻhơn.

- Thói quen sửdụng hàng hóa của người tiêu dùng: Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam dùng thuốc không cần kê đơn của bác sĩ đối với các bệnh thông thường. Bệnh nhân khi nhức đầu, sổmũi, đau bụng… tựmua thuốc hoặc uống theo đơn và bệnh của người khác. Nhiều người chỉuống thuốc vài ngày không khỏi hoặc khi bệnh rất nặng mới đi khám bác sĩ. Nếu lần sau bị ốm mà có những triệu chứng giống lần trước thì họsẽlấy đơn cũ đi mua. Hầu hết bệnh nhân ngại vào bệnh viện khi mắc các bệnh thông thường. Họcho rằng nếu vào bệnh viện đểlấy đơn thuốc vì những bệnh thông thường thì vừa mất thời gian vừa tốn tiền. Khi bịnhức đầu, sốt nhẹ, tiêu chảy... thì họra hiệu thuốc tây khai bệnh. Người bán bán đưa thuốc gì uống thuốc đó. Cũng có khi người bệnh mua thuốc theo hướng dẫn của một người hàng xóm từng có bệnh tương tự. Nắm được thói quen này của người tiêu dùng, công ty đã dùngđội ngũ trình dược viên tác động đến các hiệu thuốc dưới hình thức hoa hồng do sựtư vấn và kê toa của nhà thuốcảnh hưởng lớn đến quyết định mua thuốc của người bệnh. Ngoài ra, khi mức sống ngày một cao, hiện tượng lạm dụng thuốc bổtrong thói quen sửdụng thuốc của người tiêu dùng ngày một phổbiến. Cuộc sống ngày càng bận rộn với nhiều áp lực, nhu cầu bổsung vitamin và khoáng chất đểduy trì sức khỏe cho cơ thểngày càng được quan tâm. Do vậy, thịtrường thuốc bổcung cấp vitamin và khoáng chất đang phát triển rất nhanh và là “miếng bánh” tương đối lớn cho các các doanh nghiệp dược phẩm đểmắt tới.

2.3.1.3. Môi trường chính trịvà pháp luật

- Chính trị: Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị, xã hội, an ninhổn định. Chính phủ đã có những nổlực trong việc thểchếhóa hệthống luật pháp, cải cách hành chính tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nói chung, các doanh nghiệp trong ngành dược phẩm nói riêng.

- Pháp luật: Trong những năm gần đây hệthống pháp luật của Việt Nam đã có nhiều cải cách tạo điều kiện thuận lợi cho công ty, tuy nhiên vẫn còn nhiều thủtục vẫn còn phức tạp, kém hiệu quảcản trởhoạt động kinh doanh của công ty. Như:

+ Ngành Dược chịu sựquản lý chặt chẽcủa Nhà nước vềgiá bán. Thuốc là mặt hàng nhạy cảm do có khảnăng tác động khá lớn đến đời sống xã hội, do đó Chính phủ

đãđưa dược phẩm vào danh sách kiểm soát giá. Theo quy định của Cục Quản lý Dược, các doanh nghiệp phải đăng ký giá bán thuốc với Cục Quản lý Dược dựa trên chi phí sản xuất cho từng năm, nếu có biến động mạnh vềgiá nguyên liệu đầu vào thì các công ty có thểtrình SởY Tế địa phương đểxin điều chỉnh giá thuốc, việc điều chỉnh này chỉ được thực hiện nếu được sựchấp thuận của SởY tế. Tuy nhiên, thuốc ngoại nhập lại không nằm trong phạm viảnh hưởng của chính sách kiểm soát này. Trong nhiều trường hợp, các cơ quan chức năng đã có những phảnứng khá chậm với diễn biến của thịtrường và do đó phần nào đãảnh hưởng đến kết quảhoạt động kinh doanh của công ty.

+ Chính sách phát triển ngành dược: Năm 2014 Thủtướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìnđến năm 2030 " nhằm nâng cao năng lực của ngành dược nội địa, tuy nhiên nội dung của chiến lược mới chỉ đặt ra mục tiêu và nhiệm vụmà chưa đưa ra được chính sách hỗtrợcụthểcho các doanh nghiệp dược. Do đó trong tương lai gần, các doanh nghiệp dược sẽkhó có sựbứt phá, đặc biệt là vềcông tác nghiên cứu nguyên liệu dược phẩm và phát triển sản phẩm mới.

2.3.1.4. Môi trường kỹthuật công nghệ

Ởbất kỳquốc gia nào, khoa học và công nghệ đều được xem là lĩnh vực tối quan trọng, quyết định năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quảtăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.

TWAS (Viện Hàn lâm khoa học thếgiới thứ3), một tổchức khoa học quốc tếrất có uy tín và thân thiện với Việt Nam, do UNESCO bảo trợxếp Việt Nam vào nhóm nước SLDC (Scientifically Lagging Developing Countries) dịch nghĩa là “nhóm nước đang phát triển lạc hậu vềkhoa học”. Nhóm này gồm 79 nước trên thếgiới, trong khu vực ASEAN có Lào, Campuchia, Myanma và Indonesia. Qua đó cho thấy Việt Nam là một nước có trìnhđộcông nghệlạc hậu và ngành dược Việt Nam không nằm ngoài sự đánh giá đó. Trìnhđộkỹthuật, công nghệsản xuất thuốc còn thấp và chưa được đầu tư đúng đắn, đang diễn ra tình trạng đầu tư dây chuyền trùng lặp.

dược rất được chú trọng. Từnăm 2002, các công ty dược phẩmđa quốc giađã có xu hướng triển khai hoạt động R&Dởnước ngoài nhiều hơn, đặt biệt các nước trong khu vực Châu Á và các nước đang phát triển trởthành điểm đến của hoạt động R&Dở nước ngoài của các công ty này do chi phí nhân công rẻ. Trung Quốc vàẤnĐộlà hai nước thu hút hoạt động R&D nhiều nhất hiện nay, kế đến là Singapore. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam là một nước đang phát triển với chi phí nhân công rẻnhưng đầu tư nước ngoài trong hoạt động R&D tại Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Nguyên nhân là do quy định về đầu tư và sản xuất của chính phủ đối với ngành dược phẩm vẫn tồn tại một sốrào cản đối với các nhà đầu tư như: các doanh nghiệp dược 100% vốn nước ngoài vẫn chưa được phép thành lập, trừkhi đã có nhà máy sản xuất tại Việt Nam hoặc liên doanh với một doanh nghiệp dược nội địa; hạn chếviệc các công ty nghiên cứu và phát triển dược phẩm hoạt động một cách toàn diện; một số quy định vềthửnghiệm lâm sàng trước khi đăng ký thuốc mới, giấy chứng nhận dược phẩm cùng với việc kiểmđịnh vắc xin và sinh phẩm y tếnhập khẩu vào Việt Nam, bảo hộquyền sởhữu trí tuệ…chưa phù hợp với quy định chung của quốc tế.

2.3.1.5. Môi trường tựnhiên

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, thời tiết phức tạp, đặc biệt là miền trung mưa nắng thất thường và luôn xảy ra tình trạng bão lũ nênảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với công ty là doanh nghiệp sản xuất các loại dược phẩm nên điều đó rất quan trọng bởi các sản phẩm phải được sản xuất trong điều kiện ánh sáng, độ ẩm nhiệt độthích hợp và kho hàng phải được bảo quản tránhẩm mốc hư hỏng.

Với điều kiện khí hậu đó cộng với điều kiện mức sống của người dân còn thấp nên thường phát sinh ra nhiều căn bệnh do tựnhiên gây ra như nhiễm trùng, sổmũi, cảm cúm, sốt rét,…Làm tăng nhu cầu sửdụng các loại dược phẩm.

2.3.2. M ôi trường vi mô

2.3.2.1. Khách hàng

Khách hàng là đối tượng trực tiếp tiêu thụsản phẩm của công ty, tác động đến kết quảtiêu thụvà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sựtín nghiệm của khách hàng sẽquyết định sựthành bại của công ty trên thịtrường.

Khách hàng của Công ty chủyếu là khách hàng trong nước và một ít khách hàng là người nước ngoài bao gồm nhiều chủthể đối tượng khác nhau. Có thểliệt kê một số đối tượng khách hàng như sau:

- Người tiêu dùng cuối cùng trực tiếp mua sản phẩm của công ty. Tuy nhiên sức ảnh hưởng là không lớn do sản phẩm của ngành dược thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, liên quan đến tính mạng và sức khỏe người sửdụng nên nhu cầu vềthuốc là không thể trì hoãnđược và không có sựmặc cảvềgiá khi khách hàng sửdụng sản phẩm dược.

- Các nhà bán lẻlà các nhà thuốc khắp các tỉnh thành trong cảnước.

- Các nhà bán buôn là các công ty doanh nghiệp chuyên kinh doanh dược phẩm trong cảnước.

- Bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm khám chữa bệnh, trạm xá, cơ sởy tế địa phương thuộc Nhà nước quản lý và các bệnh viện phòng khám tư nhân. Đây là nhóm khách hàng có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt đông tiêu thụsản phẩm của công ty.

- Các đối tác nước ngoàiởcác nước mà công ty tiến hành xuất khẩu.

2.3.2.2. Nhà cungứng

Nhà cungứngảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty, vì chất lượng, số lượng, giá cảvà sự ổn định của các yếu tố đầu vào sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng phục

vụkhách hàng của công ty. Trong những năm gần đây thịtrường NPL có nhiều biến động gâyảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Nguyên phụliệu thảo dược: Theo VINANET, hơn 60% NPLĐông dược của Việt Nam nhập từTrung Quốc, vì vậy tình hình thảo dược tại Trung Quốcảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp sản xuất Đông dược. Giá một sốNPL thảo dược từTrung Quốc tăng mạnh, đặc biệt là cây hồi đểbào chếShikimic acid. Khan hiếm nguyên liệu thô, giao thông gián đoạn do bão tuyết vào tháng 11 và 12 đãđẩy giá NPL thảo dược từTrung Quốc tăng cao.

- Nguyên phụliệu Tây dược: Kháng sinh, giảm đau và vitamin là những mặt

Một phần của tài liệu Phan Nguy↑n Ch¬u - KDTM (Trang 51)