Những sự cố/thảm họa và tác động đến sinh kế của ngư dân ven biển

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 46 - 47)

3. Ý nghĩa khoa học

1.2.2.Những sự cố/thảm họa và tác động đến sinh kế của ngư dân ven biển

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngư dẫn ven biển là đối tượng chịu nhiều sự cố/ thảm họa hơn các cộng đồng khác nguyên nhân là do điều kiện sống phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên biển [192], sự thay đổi của khí hậu thời tiết trong những thập niên trở lại đây ảnh hưởng lớn đến thay đổi môi trường biển [94], và những tác động do con người gây ra như khai thác quá mức, tăng tần suất và cường độ khai thác làm suy giảm loài và giảm đa dạng sinh học [152, 178].

Đối với những sự cố/ thảm dọ do thời tiết, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, do tính chất phức tạp của điều kiện thời tiết và các diễn biến của môi trường, trong nhiều năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu đã phân tích những tác động của các sự cố/ thảm họa đó đến đời sống của người dân nói chung và ngư dân nói riêng. Cụ thể nghiên cứu của Islam và cs. (2014) [94] đã chỉ ra rằng những hiện tượng tác động tiêu cực đến sinh kế của ngư dân như xâm nhập mặn, sạt lở đất, mực nước biển dâng đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản của các ngư hộ. Tương tự, nghiên cứu của Shwarz và cs. (1996) [128], sự cố/thảm họa trận động đất mạnh 8,1 độ richter, sau đó là một trận sóng thần, đã tấn công các tỉnh phía tây của đất nước. Trận động đất và sóng thần đã giết chết 52 người và gây ra sự tàn phá đáng kể cho các ngôi làng và môi trường sống ven biển, làm gián đoạn nghiêm trọng sinh kế. Nhiều ngư dân, những ngôi nhà gần biển bị tàn phá và các ngư cụ của họ, bao gồm cả tàu thuyền bị mất hoàn toàn. Trong bối cảnh đó, nhiều ngư dân đã thực hiện các hoạt động phục hồi như vay vốn ngân hàng để tái sản xuất, liên kết thành các nhóm ngư dân khắc phục những hậu quả trước mắt, tiếp cận các gói hỗ trợ của chính phủ… Nghiên cứu gần đây nhất của Ankrah 2018 [149] cho thấy rằng, các hiện tượng như sạt lở bờ biển, xâm thực và mực nước biển tăng đã gây ra những thảm họa cho sinh kế của ngư dân vùng Gana thể hiện qua số lượng khai thác thủy sản giảm và thu nhập thấp. Các nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng, sự thay đổi thời tiết và các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây ra những sự cố/thảm họa đối với ngư dân thể hiện qua sự suy giảm về sản lượng khai thác, mất ngư cụ, ngư trường khai thác, và gây hậu quả đến thu nhập của nông hộ.

Bên cạnh những thảm họa/ sự cố do thời tiết, cộng đồng ngư dân còn đối mặt với các vấn đề khác liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường. Các vấn đề này tác động tiêu cực đến hoạt động khai thác thủy sản, từ đó gây nên những thảm họa/ sự cố cho ngư dân. Trong một nghiên cứu khác của Amarasinghe và cs. (2011) [46] đã chỉ ra

rằng, các tổn thương ngư dân đang phải đối mặt hiện nay là sự suy giảm sản lượng, cạnh tranh ngư trường, và giá cả đầu vào tăng. Nghiên cứu của Amarasinghe và cs. (2011) [46] đã đưa cách tiếp cận vốn xã hội, nghiên cứu này tập trung đặc biệt vào vai trò của các hợp tác xã trong việc cung cấp cho ngư dân quy mô nhỏ liên kết vốn xã hội. Kết quả nghiên cứu tại quận Hambantota phía nam Sri Lanka cho thấy ngư dân ở khu vực này phải chịu những vấn đề lớn do thị trường tín dụng, sản phẩm và bảo hiểm phát triển yếu, tăng chi phí thiết bị đánh cá và các dịch vụ giáo dục và đào tạo thiếu. Từ thực tiễn đó, các hợp tác xã đã đóng một vai trò tích cực trong tất cả các lĩnh vực này, cải thiện khả năng phục hồi của các hộ gia đình đánh cá quy mô nhỏ đáng kể. Cụ thể các hợp tác xã đã được định hướng nhiều hơn để thúc đẩy phúc lợi hơn là bảo tồn tài nguyên, và đã góp phần vào sự gia tăng tiềm năng của nỗ lực đánh bắt cá.

Bên cạnh đó, việc đưa ra một số chính sách như quy hoạch khu bảo vệ thủy sản, xây dựng các vùng bảo tồn cũng ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản của các ngư dân, từ đó tạo nên các sự cố cho nhóm hộ này. Cụ thể nghiên cứu của Faraco và cs. 2016 [168], chỉ ra rằng, việc ban hành các chính sách liên quan đến xây dựng và vận hành khu bảo vệ thủy sản và khu bảo tồn rừng ngập mặn tại Bazil đã gây nên những thảm họa cho cộng đồng hạn chế khả năng tiếp cận khu vực rừng ngập mặn để khai thác thủy sản làm giảm sản lượng khai thác, thu nhập, và các nguồn tài sản khác như vật chất và vốn xã hội. Tương tự, nghiên cứu trước đó của Mills và cs. 2011 [187], cũng cho thấy những thảm họa liên quan đến các chính sách như tăng thuế cho hoạt động khai thác thủy sản, chính sách về quản lý và kiểm soát hoạt động khai thác đã tác động lớn đến đời sống của ngư dân thể hiện qua sự làm giảm thu nhập, từ đó mức sống của họ thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 46 - 47)