ỨNG PHÓ CỦA HỘ KHAI THÁC THỦY SẢN VEN BIỂN TRƯỚC TÁC

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 116 - 117)

3. Ý nghĩa khoa học

3.5.ỨNG PHÓ CỦA HỘ KHAI THÁC THỦY SẢN VEN BIỂN TRƯỚC TÁC

thu nhập, đời sống của hộ và tác động của sự cố đến cộng đồng gợi ý rằng những hộ có tiềm lực tốt (khá/giàu) thì có năng lực chống chịu tốt hơn những hộ ít tiềm lực, hộ có hoạt động sinh kế ít phụ thuộc vào tài nguyên thủy sản và tài nguyên ven biển thì năng lực chống chịu tốt hơn. Kết quả đánh giá trên có thể thấy hộ tham gia vào KT-NN-NN bị tác động ít hơn so với những 2 nhóm sinh kế KT-NTTS, KT-DVTS. Chính vì thế khi bị sự cố tác động những hộ này vẫn có ngành nghề khác có thể phát triển và thay thế hoặc không bị tác động để duy trì thu nhập cũng như việc làm của lao động, sớm ổn định đời sống của hộ sau sự cố.

3.5. ỨNG PHÓ CỦA HỘ KHAI THÁC THỦY SẢN VEN BIỂN TRƯỚC TÁCĐỘNG CỦA SỰ CỐ ĐỘNG CỦA SỰ CỐ

Nghiên cứu các giải pháp ứng phó của hộ được dựa trên nghiên cứu “khả năng chống chịu” của hộ đối với các cú sốc/sự cố cực đoan. Các nghiên cứu đã cụ thể hóa và xác định ba loại hình hay chiến lược ứng phó được cộng đồng vận dụng khi đối diện với sự cố cực đoan hay khủng hoảng, gồm: (i) đối phó/chịu đựng (COPPING); (ii) thích ứng (ADAPTATION); và (iii) chuyển đổi (TRANSFORMATION) [53].

Nghiên cứu này xem xét các giải pháp ứng phó của hộ như là năng lực chống chịu của hộ trước sự cố, thông qua việc xác định các giải pháp của hộ đã áp dụng, và xem xét phân nhóm giải pháp theo các nhóm giải pháp đối phó/ chịu đựng, thích ứng và chuyển đổi.

Giải pháp ứng phó của hộ KTTS trước tác động của sự cố bao gồm các nhóm giải pháp đối phó/chịu đựng giảm nhẹ thiệt hại (chịu đựng/đối phó) (giải pháp gì? Hình thành từ lúc nào? Củ hay mới?...) những giải pháp mang tính khắc phục thiệt hại sau sự cố để đảm bảo hạn chế thiệt hại và cuộc sống của hộ được coi là các giải pháp đối phó/chịu đựng của hộ trước sự cố.

Nhóm giải pháp thích ứng là các giải pháp được lựa chọn để thay đổi và tiếp tục các hoạt động tạo thu nhập “bị ảnh hưởng” (giải pháp gì? hình thành từ lúc nào? Hiện tại còn áp dụng? Hiệu quả của giải pháp?,…).

Nhóm giải pháp chuyển đổi là các giải pháp được áp dụng để chuyển sang một nguồn thu nhập mới trong tương lai, không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố (giải pháp gì? Thời điểm áp dụng? Hiện tại còn áp dụng không?,…).

Thông tin thu thập được từ phỏng vấn hộ được tổng hợp theo tỷ lệ thực hiện các giải pháp. Việc tổng hợp các giải pháp được phân theo nhóm hộ nhằm đánh giá mức

độ áp dụng của các giải pháp ở các nhóm hộ có sinh kế chính khác nhau, xem xét khả năng thực thi của các giải pháp trên các nguồn vốn sinh kế của hộ (các hộ khác nhau việc sử dụng các giải pháp có khác nhau không? Vì sao? Hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng đến quá trình phục hồi của hộ).

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 116 - 117)