Vấn đề xã hội trong nghiên cứu liên quan đến sự cố bất lợi, thảm họa

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 47 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học

1.2.3.Vấn đề xã hội trong nghiên cứu liên quan đến sự cố bất lợi, thảm họa

Các vấn đề xã hội như lao động, giáo dục, vấn đề giới đã và đang được chú trọng trong các nghiên cứu về sự cố/ thảm họa, nguyên nhân là do các vấn đề trên là một trong những cơ sở để ngư dân có thể xây dựng các chiến lược phục hồi sinh kế và khắc phục các thảm họa gây nên (Bennett 2005, Koralagama và cs. 2017, Medard và cs. 2002 [153, 182, 185]). Các nghiên cứu khía cạnh xã hội của sự cố bất lợi được thực hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Các nghiên cứu về khía cạnh gây ra sự cố bất lợi họa tập trung vào nghiên cứu tác động, ứng phó, thích ứng và phục hồi ở cấp độ nông hộ và cộng đồng chịu tác động của các sự cố bất lợi và các lệ lụy đối với các vấn đề xã hội.

Nghiên cứu tác động của sự cố bất lợi đến giáo dục và lao động thế hệ trẻ. Theo hướng này, ví dụ về nghiên cứu ảnh hưởng của sốc đến mức độ thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng vật chất và lao động thế hệ trẻ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thiệt hại cơ sở hạ tầng và lao động thế hệ trẻ là các kênh bổ sung mà qua đó các cú sốc khí hậu có thể ảnh

hưởng đến việc giáo dục thế hệ trẻ về lâu dài. Một cuộc kiểm tra về các yếu tố quyết định các lớp học đã hoàn thành giữa những người trưởng thành sinh ra ở bốn ngôi làng ở miền đông Guatemala đã phát hiện ra rằng trận động đất năm 1976 ở vùng đó có ảnh hưởng đáng kể về mặt thống kê đối với số lượng lớp đạt được. Bằng cách xây dựng ba thước đo chất lượng trường học và so sánh chúng với việc các trường học đóng cửa sau trận động đất năm 1976 và kiểm soát giới tính cá nhân, hiệu ứng đoàn hệ và hiệu ứng cố định tại địa phương, hai thước đo chất lượng trường học đã bị ảnh hưởng bởi cú sốc đồng biến (Stein và cs 2003 trích bởi [71] ). Chất lượng học tập cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thế hệ trẻ lao động sớm. Ba năm sau khi cơn bão Mitch tấn công Nicaragua năm 1998, không có ảnh hưởng đáng kể nào đến việc nhập học tại trường, tuy nhiên, tham gia lực lượng lao động tăng 58% ở lao động trẻ ở những vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Tương tự, tỷ lệ thế hệ trẻ đồng thời đăng ký đi học và làm việc nhiều hơn gấp đôi, tăng từ 7,5% lên 15,6% (Baez và Santos 2007 trích bởi [71]).

Nghiên cứu về khía canh giới và vai trò của giới trong đối với sốc. Nghiên cứu về vai trò giới cho thấy, phụ nữ và đàn ông có những điểm yếu khác nhau, và họ đối phó với những thảm họa khác nhau. Tuy nhiên, về mặt cân bằng, các hộ gia đình có chủ hộ là nữ tệ hơn các hộ có chủ hộ là nam sau thảm họa thiên nhiên, một phần là do cơ sở tài nguyên trung bình nhỏ hơn và luật tục hoặc luật chính thức ngăn cản họ tiếp cận với tài sản của gia đình [71] .

Ở Việt Nam, nghiên cứu các khía cạnh xã hội của các sự cố cực đoan có hại mới được phát triển gần đây do các nhà khoa học nước ngoài và Việt Nam phối hợp, và kết quả nghiên cứu cũng chỉ ở bước đầu. Đã có nhiều chương trình và công trình nghiên cứu bản chất các sự cố cực đoan cũng như tác động và ứng phó với các sự cố này. Có khá nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào (sự cố) thiên tai và biến đổi khí hậu. Ví dụ, chương trình nghiên cứu về “Thủy tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin nhiều bên tham gia nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương ở Bắc Trung Bộ Việt Nam” (2012-2014) do DANIA tài trợ, và các chương trình nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học trong nước với các tổ chức quốc tế khác. Các nghiên cứu này đã giúp hiểu rõ hơn tác động của một số yếu tố cực đoan đến các nhóm hộ khác nhau củng như giải pháp ứng phó và khả năng thích ứng của IPCC 2015, Tan và cs. 2017 và UNEP 2014 [135, 140, 175]. Các nghiên cứu đã có tập trung chủ yếu vào tác động của các sự cố liên quan khí hậu và thiên tai cũng như giải pháp ứng phó.

Ví dụ điển hình cho vấn đề trên là sự cố môi trường biển 2016 do Formosa xả thải gây ra tại bốn tỉnh Miền Trung: Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Sự cố này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển và hủy diệt tài nguyên thủy sinh. Đồng thời nó tạo nên hoảng loạn và tác động to lớn đến sinh kế, đời sống của ngư dân cũng như người tiêu dùng thủy sản. Khi sự cố xảy ra, tất cả tàu cá ven biển ngừng hoạt động, sản phẩm thủy sản xa bờ không tiêu thụ được. Hầu hết

hàng hóa và dịch vụ liên quan thủy sản như hậu cần nghề cá, du lịch đều hoàn toàn bị đình trệ. Một năm sau sự cố (2017) hoạt động thủy sản và đời sống người dân “dường như” bắt đầu hồi phục. Tuy nhiên hiểu biết về khía cạnh xã hội của sự cố là hết sức ít ỏi. Những hiểu biết đó có ý nghĩa lớn về khoa học và thực tiển đối với phát triển bền vững, giảm nghèo và phát triển sinh kế cho cộng đồng này. Các câu tổng quát đặt ra là: Cộng đồng thủy sản có khả năng chống chịu như thế nào? Và yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống chịu là gì? Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể bao gồm: Sự cố đã tác động đến sinh kế thủy sản, đặc biệt là của nhóm nghèo như thế nào? Giải pháp ứng phó, thích ứng và phục hồi có hiệu quả như thế nào? Chính sách sinh kế thủy sản và hạ tầng kinh tế xã hội hiện có hỗ trợ khả năng chống chịu của người dân đối với các sự cố gây sốc như thế nào? Những câu hỏi này cần phải có những nghiên cứu phù hợp để ứng

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 47 - 49)