ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG SINH KẾ CỦA SỰ CỐ ĐỐI VỚI HỘ KTTS

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 102 - 103)

3. Ý nghĩa khoa học

3.4.ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG SINH KẾ CỦA SỰ CỐ ĐỐI VỚI HỘ KTTS

đạt 5,1 khẩu/hộ, số lao động /hộ của hộ KTTS đạt 3,1 lao động/hộ và lao động KTTS đạt 1,3 lao động/hộ. Sự chênh lệch về số khẩu/hộ, số lao động/hộ và số lao động KTTS/hộ không nhiều, cho thấy tính tương đồng về nhân khẩu và lao động của hộ KTTS ven biển ở các vùng nghiên cứu. Với mức tương đồng về nhân khẩu và lao động của hộ cho thấy tác động của sự cố môi trường biển lên các hộ KTTS ven biển cũng không có sự chênh lệch lớn. Tổng giá trị tài sản của hộ KTTS ven biển đạt ở mức kha (608 triệu/hộ), giữa các nhóm hộ tổng giá trị tài sản cũng có sự chênh lệch, sự chênh lệch này chủ yếu đến từ tài sản nhà ở và phương tiện sinh hoạt của hộ. Thu nhập của hộ KTTS ven biển thuộc nhóm có thu nhập cao ở vùng nông thôn, trung bình đạt 294,7 triệu/hộ, thu nhập bình quân giữa các nhóm họ có sự chênh lệch, cao nhất là nhóm hộ KT-DVTS (318,8 triệu đồng/hộ), kết quả thu nhập này đã phản ánh kết quả phục hồi về thu nhập của hộ.

3.4. ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG SINH KẾ CỦA SỰ CỐ ĐỐI VỚI HỘ KTTSVEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ

Thừa Thiên Huế có diện tích 530.320,52 ha (niên giám thống kê 2010), có bờ biển kéo dài 120 km với hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có chiều dài 68 km, tổng diện tích mặt nước đầm phá 216 km2. Dân cư ven biển sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên mặt nước và thủy sản ven biển và đầm phá. Hoạt động sinh kế của ngư dân chủ yếu là KTTS, NTTS, DVTS và sản xuất nông nghiệp. Sự cố môi trường biển Formosa năm 2016 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, nguồn lợi hải sản, sản xuất, kinh doanh và đời sống của gần 46.500 người, thuộc 13.000 hộ dân. Sự cố xảy ra gây ra hiện tượng thủy sản chết hàng loạt trôi dạt vào bờ, nguồn thủy sản

khai thác không tiêu thụ được, hoạt động KTTS và các ngành nghề dịch vụ liên quan đên tài nguyên thủy sản và tài nguyên ven biển bị ảnh hưởng trực tiếp. Do sản phẩm thủy sản không tiêu thụ được nên hoạt động KTTS của hộ dân ven biển buộc phải dừng khai thác. Sau khi Chính phủ công bố môi trường biển đã an toàn (tháng 9/2016) hộ ngư dân bắt đầu khai thác trở lại. Tuy nhiên, mức độ khai thác còn hạn chế do tâm lý của tiêu dùng còn e ngại sử dụng các sản phẩm thủy sản, sản lượng khai thác giảm do tài nguyên thủy sản vẫn chưa phục hồi. Để đánh giá mức độ thiệt hại của hộ KTTS ven biển, chỉ tiêu thời gian ảnh hưởng của hộ được lựa chọn, đánh giá thời gian ảnh hưởng của sự cố đến hộ KTTS thông qua khía cạnh thiệt hại về vật chất (thiệt hại bằng tiền) của hộ là các chỉ tiêu được xây dựng để đánh giá.

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 102 - 103)