Tiếp cận hỗ trợ và đền bù thiệt hại của hộ KTTS ven biển Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 128 - 132)

3. Ý nghĩa khoa học

3.6.2. Tiếp cận hỗ trợ và đền bù thiệt hại của hộ KTTS ven biển Thừa Thiên Huế

Trước tác động của sự cố ngoài ý muốn, bất ngờ không lượng trước. Để đảm bảo ổn định cuộc sống của hộ và hạn chế thiệt hại do tác động, hộ tự thực hiện các giải pháp ứng phó ban đầu cũng có được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vai trò của Chính phủ thông qua các giải pháp hỗ trợ khắc phục thiệt hại và tăng cường năng lực của hộ nhằm ứng phó với sự cố là việc làm quan trọng, thiết thực để động viên người dân và giảm tổn thất.

Việc tiếp cận được với các loại hình hỗ trợ nhằm khắc phục sự cố của nhóm hộ KTTS ven biển là việc rất cần thiết. Các loại hình được hỗ trợ sẽ giúp một phần hạn chế tác động trực tiếp đối với sự cố, một phần sẽ thúc đẩy quá trình thích ứng, chủ động trong sinh kế cũng như việc làm của nhóm hộ. Các loại hình mà nhóm hộ tiếp cận để hỗ trợ bao gồm hỗ trợ khẩn cấp và lâu dài. Các loại hình hỗ trợ đều giải quyết được một phần cho nhóm hộ, có những loại hỗ trợ mang tính lâu dài và chuyển đổi hoặc làm mới thêm các loại nhành nghề cũng như đảm bảo việc làm cho lao động hộ. Việc thực hiện tiếp cận hỗ trợ sẽ góp phần hạn chế mức ảnh hưởng đồng thời cải thiện đời sống về nhiều lĩnh vực như cuộc sống, thu nhập, sức khỏe, học tập việc làm,… cho từng nhóm hộ. Quá trình tiếp cận hỗ trợ của các nhóm hộ là khác nhau được hình thành dựa vào cơ cấu nhành nghề cũng như lao động hộ và tỉ lệ mức giảm tác động cũng tỉ lệ thuận với mức tiếp cận các loại hình hỗ trợ.

Bên cạnh các phương thức ứng phó mà hộ KTTS đã áp dụng để làm giảm tác động và thiệt hại từ sự cố môi trường thì Chính phủ và chính quyền địa phương đóng vai trò hỗ trợ chung, giúp người dân ổn định tâm lý, đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của hộ. Sự hỗ trợ này đã giúp hộ sớm ổn định sản xuất và đời sống. Các hình thức hỗ trợ bao gồm: (1) Hỗ trợ gạo, (2) Hỗ trợ bằng tiền và (3) Hỗ trợ công tác xã hội theo Quyết định số 772/QĐ-TTg và Quyết định số 1138/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như hỗ trợ khẩn cấp 15kg gạo đánh bóng / người / tháng trong thời gian 6 tháng hoặc tiền mặt để giải quyết các sản phẩm thủy sản bị ô nhiễm; 100% hộ cũng nhận được tiền mặt như một phần bồi thường cho các sản phẩm và thu nhập bị mất. Những hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng của Chính phủ và chính quyền địa phương đã góp phần vào việc ổn định đời sống, hoạt động sản xuất của hộ và quá trình phục hồi sinh kế của hộ KTTS.

Quá trình thu thập thông tin các nguồn tiếp cận hỗ trợ khắc phục sự cố của hộ KTTS chịu ảnh hưởng từ sự cố Formosa thông qua phỏng vấn hộ và được tổng hợp ở bảng 3.16.

Kết quả khảo sát cho thấy, các nguồn tiếp cận hỗ trợ từ Chính phủ và chính quyền địa phương bao gồm: (1) Đền bù thiệt hại bằng tiền, (2) Hỗ trợ học phí, (3) Hỗ trợ bảo hiểm y tế, (4) Hỗ trợ đào tạo nghề, (5) Hỗ trợ vay vốn ưu đãi, (6) Hỗ trợ xuất khẩu lao động và (7) Hỗ trợ khác. Với việc tiếp cận 07 loại hình hỗ trợ thì quá trình khắc phục sự cố của các nhóm hộ KTTS ven biển đã hạn chế được một phần mức ảnh hưởng bởi sự cố. Hiệu quả tiếp cận hỗ trợ đến sinh kế của ngư hộ có thể ngay lập tức khi khủng hoảng xảy ra nhưng cũng có thể mang tác động lâu dài.

Sau khi sự cố môi trường xảy ra, Chính phủ đã tiến hành hỗ trợ khẩn cấp cho các hộ thiệt hạ thông qua hỗ trợ gạo theo Quyết định số 772/QĐ-TTg và Quyết định số 1138/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như hỗ trợ khẩn cấp 15kg gạo/người/tháng

trong thời gian 6 tháng. Mức hỗ trợ khẩn cấp được quy định cụ thể nhằm để giải quyết vấn đề lượng thực trong giai đoạn sự cố xảy ra, các hộ sống phụ thuộc hoạt động KTTS không tiến hành các hoạt động bình thường để tạo thu nhập cho gia đình. Kết quả điều tra cho thấy, trung bình mỗi hộ được nhạn 445,6kg gạo, với mức hỗ trợ này đảm bảo nhu cầu lương thực cho hộ trong giai đoạn khủng hoảng do sự cố, mức độ biến động không đáng kể giữa các nhóm hộ, chủ yếu liên quan đến số khẩu của hộ.

Bảng 3.16. Tiếp cận hỗ trợ khắc phục sự cố của hộ khai thác thủy sản ven biển

Chỉ tiêu Trung bình KT-NTTS KT-DVTS KT-NN-NN (n=210) (n=53) (n=79) (n=78) Hỗ trợ khẩn cấp (kg 445,6 440,6 441,5 453,3 gạo/hộ) Đền bù thiệt hại 97,2 95,5 114,4 80,8 (tr/hộ) Tỷ lệ bồi thường so 51,3 47,0 61,2 44,3

với tổng thiệt hại (%)

Hỗ trợ học phí 2,6 1,5 1,7 4,8 (người/hộ) Hỗ trợ bảo hiểm y tế 5,1 4,8 5,1 5,2 (người/hộ) Hỗ trợ đào tạo nghề 1,1 1,0 1,3 1,0 (%)

Hỗ trợ vay vốn ưu đãi 50,0 50,0 50,0 50,0

(triệu/hộ)

Hỗ trợ xuất khẩu lao 1,0 1,0 1,0 1,0

động (người/hộ)

Hỗ trợ khác (triệu 45,0 5,0 - 58,3

đồng)

Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ, 2018

Giải pháp đền bù thiệt hại là một trong những biện pháp hữu hiệu để giải quyết hậu quả cho ngư dân KTTS, đặc biệt đối với ngư dân ven biển vốn nghèo và chịu nhiều thiệt hại từ thiên tai, thảm họa. Việc đền bù thiệt hại bằng hình thức nhận tiền mặt thông qua và Quyết định số 1138/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả điều tra cho thấy, mức độ đền bù thiệt hại trung bình của hộ là 97,2%, chiếm 51,3% so với tổng thiệt hại của hộ. Mức đền bù này cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa các

nhóm hộ. Mức độ đền bù thiệt hại nhiều nhất thuộc về nhóm KT-DVTS (114,4 triệu đồng/hộ) tương ứng với 61,2% tổng thiệt hại của hộ, nhóm KT-NN-NN có mức đền bù ít nhất (80,8 triệu/hộ) tương ứng với 44,3% tổng thiệt hại của hộ, sự chênh lệch mức độ tiền đền bù cho hộ phụ thuộc vào quy mô khai thác, số tàu thuyền, lao động bị ảnh hưởng và các hoạt động sinh kế có phụ thuộc vào tài nguyên ven biển. Kết quả này cũng phản ứng đúng thực tế, nhóm KT-DVTS chịu ảnh hưởng lớn nhất, được đền bù nhiều nhất. Nhóm KT-NN-NN có hoạt động sinh kế phụ thuộc tài nguyền thủy sản, mặt nước ít hơn nên mức đền bù thấp nhất. Tuy nhiên, mức đền bù vẫn không tương ứng với mức thiệt hại thì hầu như ý kiến của hộ KTTS bị ảnh hưởng cho rằng, đền bù này không tương xứng với thiệt hại của hộ.

Song song với hỗ trợ khẩn cấp, đền bù thiệt hại thì khác hỗ trợ khác cũng được tiến hành nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho ngư dân. Hỗ trợ học phí cho những hộ gia đình có con đang theo học ở các cấp. Hỗ trợ học phí cho mỗi hộ trung bình đạt 2,6 người/hộ. Tuy nhiên, tỷ lệ hỗ trợ cho các nhóm hộ có sự biến thiên lớn, nhóm hộ KT- NN-NN có mức hỗ trợ học phí lớn nhất, đạt 4,8 người/hộ. Điều này cho thấy, nhóm có các hoạt động sinh kế đa dạng là những hộ có nhiều con, họ rất chú tâm đến việc cho con cái theo học để tìm kiếm cơ hội thay đổi trong tương lai hơn để con cái theo nghề của gia đình. Những nhóm hộ thuần ngư họ chú trọng nhiều hơn đến hoạt động khai thác và tận dụng lao động gia đình nhiều hơn, mức độ đầu tư cho giáo dục cũng ít hơn.

Hỗ trợ bảo hiểm y tế được thực hiện cho những gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cố. Hỗ trợ bảo hiểm được thực hiện cho các thành viên trong gia đình, trung bình mỗi gia đình được hỗ trợ bảo hiểm 5,1 người, sự biến động về hỗ trợ bảo hiễm giữa các nhóm hộ không chênh lệch nhiều, phụ thuộc vào nhân khẩu của hộ.

Những loại hỗ trợ như đào tạo nghề, hỗ trợ xuất khẩu lao động được xem là đáp ứng nhu cầu lâu dài và bền vững tuy nhiên tỉ lệ chiếm vẫn còn ít chỉ 1,1% trong tổng số hộ khảo sát. Tỷ lệ tiếp cận các loại hỗ trợ còn lại là rất cao, cao nhất là nhóm hộ KT- DVTS với tổng hộ là 79 hộ, tiếp theo là nhóm KT-NT chiếm 78 hộ và nhóm hộ KT- NN-NN chiếm 53 hộ. Mức hỗ trợ bình quân đối với nhóm hộ KT-DVTS cũng cao hơn so với hai nhóm kia. Điều này dẫn đến khả năng khắc phục sự cố của nhóm hộ KT- DVTS cao hơn hai nhóm hộ còn lại. Các loại hình hỗ trợ như đền bù thiệt hại, hỗ trợ khẩn cấp, hỗ trợ học phí, bảo hiểm y tế là loại hình mang tính đối phó trực tiếp với ảnh hưởng của sự cố và liên quan nhiều hơn đến hoạt động sinh kế của nhóm hộ KT-DVTS nên dễ hiểu nhóm này tiếp cận nhiều hơn với các khoản hỗ trợ này. Mặt khác các loại hình hỗ trợ này khi hộ tiếp cận họ không mất thêm một khoản phí nào để phát triển thêm sinh kế nên hộ sẽ khắc phục sự cố nhanh hơn .

Ngoài các loại hỗ trợ trên, một số họ có khả năng tiếp cận thêm những hỗ trợ khác, chủ yếu là những hỗ trợ để cải thiện hoạt động tạo thu nhập (làm chuồng trại để

chăn nuôi, thuê đất để phát triển nông nghiệp, giống,..) hoặc vay tiền để đầu tư vào việc đào tạo nhân lực cho việc đi xuất khẩu lao động. Kết quả cho thấy, nhóm KT-NN- NN chiếm tỉ lệ tiếp cận cao nhất với mức 58,3 triệu, nhóm KT-NTTS 5,0 triệu và nhóm KT-DVTS không tiếp cận thêm bất cứ loại hình hỗ trợ nào. Điều đó chứng tỏ ngoài việc tiếp cận các loại hình phổ biến và có sẵn trên thì hai nhóm hộ KT-NN-NN và KT-NTTS còn tìm kiếm và tham gia vào các hoạt động hỗ trợ, biện pháp và các loại hình khác để khắc phục sự cố. Từ đó cho thấy quá trình phục hồi của họ sẽ nhanh hơn so với nhóm hộ KT-DVTS bởi họ có tính chủ động, linh hoạt điều chỉnh, thay đổi và không phụ thuộc hoàn toàn vào việc đánh bắt thủy sản.

Nhìn chung, hộ KTTS ven biển chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường đều nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ theo các Quyết định đã được ban hành như hỗ trợ khẩn cấp, đền bù thiệt hại, hỗ trợ học phí, hỗ trợ bảo hiểm y tế. Các hộ đều tiếp cận được các nguồn hỗ trợ này theo quy định. Riêng các hỗ trợ khác như hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn ưu đãi, hỗ trợ xuất khẩu lao động, hỗ trợ khác thi mức độ tiếp cận và mức hộ trợ mà hộ nhận được có sự khác nhau giữa các hộ, phụ thuộc vào nhu cầu và nguồn lực của hộ. Giữa các nhóm hộ cũng có sự khác biệt chủ yếu là các chính sách hỗ trợ phát triển sinh kế và phát triển kinh tế. Các hỗ trợ của chính phủ và chi trả đền bù cũng đã kịp thời, đúng đối tượng, tạo được niềm tin cho cộng đồng KTTS, thúc đẩy người dân vươn khơi bám biển sau sự cố. Tuy nhiên, mức độ đền bù vẫn còn chưa thực sự tương xứng và hợp lý dẫn đến khả năng phục hồi sau sự cố của một số nhóm hộ vẫn còn thấp, đặc biệt nhóm hộ nghèo hoặc chuyên KTTS.

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w