Nhận thức người dân đánh giá tác động sinh kế của sự cố

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 112 - 116)

3. Ý nghĩa khoa học

3.4.4.Nhận thức người dân đánh giá tác động sinh kế của sự cố

Trong nghiên cứu về khía cạnh của xã hội nông thôn, ngoài những thống kê mang tính chất định lượng để mô tả một tác động tiêu cực nào đó (sự cố môi trường/thảm họa) đối với cộng đồng hoặc nông hộ thì nghiên cứu về định tính dựa vào những nhận định đánh giá của người dân cũng phản ánh được mức độ nghiêm trọng của một sự cố/thảm họa đã xảy ra tác động đến đời sống của họ. Vì vậy, việc đánh giá tác động sự cố thông qua nhận thức người dân tại vùng ảnh hưởng là một việc rất cần thiết và mang ý nghĩa khách quan. Điều này giúp nghiên cứu phản ánh đúng nhất mức độ tác động về sinh kế của sự cố đến những người chịu hậu quả trực tiếp. Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự cố đến sinh kế của người dân, nghiên cứu đã sử dụng các tiêu chí sau: (1) Đánh giá mức độ tác động của sự cố đối với hoạt động KTTS của hộ, (2) Đánh giá mức độ tác động của sự cố đối với thu nhập của hộ, (3) Đánh giá mức độ tác động của sự cố đối với đời sống của hộ, (4) Đánh giá mức độ tác động của sự cố đối với cộng đồng. Các chỉ tiêu này được đánh giá trên 03 nhóm hộ chịu ảnh hưởng.

Cụ thể người dân được đưa ra 03 mức độ đánh giá tác động là ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng. Cơ sở để đưa ra các mức độ này được dựa trên thang đo Likert và kết quả phỏng vấn người am hiểu tại cộng đồng nghiên cứu. Bên cạnh đó đưa ra 03 mức độ, nhóm nghiên cứu còn dựa trên mức độ thiệt hại ở những câu hỏi phần đầu của bảng hỏi. Kết quả người được phỏng vấn xác định mức độ tác động sẽ được kiểm tra chéo (crosscheck) với các câu hỏi trước đó.

Kết quả tổng hợp về ý kiến đánh giá mức độ tác động của sự cố của các nhóm hộ được tổng hợp ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Ý kiến hộ đánh giá mức độ tác động của sự cố theo nhóm nghề

(Đvt: % số hộ)

Trung bình KT-NTTS KT-DVTS KT-NN-NN

Mức độ tác động n= 210 n= 53 n= 79 n=78

1. Đối với hoạt động KTTS của hộ

Ít nghiêm trọng 0,6 - -

Nghiêm trọng 23,8 17,0 15,0

Rất nghiêm trọng 75,7 83,0 85,0

2. Đối với thu nhập của hộ

2,1 37,7 61,0 Ít nghiêm trọng 0,8 - - Nghiêm trọng 40,5 30,2 35,0 Rất nghiêm trọng 59,0 69,8 65,0

3. Đối với đời sống (chi tiêu) của hộ

Ít nghiêm trọng 3,9 4,2 - Nghiêm trọng 49,5 52,8 46,3 Rất nghiêm trọng 48,6 45,3 35,8 4. Đối với cộng đồng Ít nghiêm trọng 0,6 - - Nghiêm trọng 25,2 17,0 20,0 Rất nghiêm trọng 74,3 83,0 80,0 2,9 53,2 45,5 8,6 50,6 45,5 2,1 36,4 62,3

Nguồn: Số liệu điều tra, 2018

Tác động của sự cố đến hoạt động KTTS, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 75,7% số hộ cho rằng tác động của sự cố đến hoạt động KTTS là rất nghiêm trọng, 23,8% số hộ cho rằng nghiêm trọng, còn một tỷ lệ rất ít 0,6% cho rằng không nghiêm trọng. Tỷ lệ hộ đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự cố cũng khác nhau giữa các nhóm hộ có các hoạt động sinh kế khác nhau. Tỷ lệ hộ cho rằng tác động của sự cố đến hoạt động KTTS là rất nghiêm trọng, cao nhất là nhóm hộ KT-DVTS (85%), kế đến là nhóm hộ KT-NTTS (83% và thấp nhất là nhóm hộ KT-NN-NT (61%). Kết quả này cho thấy, nhóm hộ KT-NN-NT phụ thuộc ít hơn vào hoạt động KTTS nên tỷ lệ cho rằng mức độ rất nghiêm trọng của sự cố ít hơn các nhóm hộ còn lại, do các nhóm hộ đó lại phụ thuộc nhiều vào hoạt động KTTS và các hoạt động sinh kế gắn liền với sản lượng khai thác và nuôi trồng.

Thu nhập của hộ KTTS, ngoài hoạt động khai thác là nguồn thu nhập chính, còn bao gồm nhiều hoạt động thu nhập khác, có những hoạt động tạo thu nhập có ảnh hưởng gián tiếp hoặc không ảnh hưởng. Vì vậy, mức độ tác động của sự cố môi trường

lên thu nhập của hộ phụ thuộc nhiều vào các hoạt động thu nhập của hộ đang có. Ngiên cứu chỉ ra rằng có 59% số hộ đánh giá tác động của sự cố đến thu nhập của hộ là rất nghiêm trọng, 40,5% số hộ cho rằng nghiêm trọng và 0,8% số hộ cho rằng ít nghiêm trọng. Như vậy, xét về khía cạnh thu nhập của hộ, ý kiến đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự cố thấp hơn so với hoạt động KTT của hộ. Mức độ đánh giá tính nghiêm trọng của sự cố đến thu nhập của hộ cũng có sự khác nhau giữa các nhóm hộ. Tỷ lệ hộ KT-DVTS và KT-DVTS cho rằng sự cố có tác động “rất nghiêm trọng” đến thu nhập của hộ chiếm hơn 60%. Trong khi đó, nhóm hộ KT-NN-NT cho rằng mức độ “rất nghiêm trọng” chiếm tỷ lệ 45,5% thấp nhất trong 03 nhóm hộ nghiên cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ trong nhóm này cho rằng tác động của sự cố là “nghiêm trọng” chiếm tỷ lệ 53,2%. Điều này cho thấy, thu nhập của hộ ở các nhóm cũng chịu sự tác động nặng nề.

Xét về khía cạnh sự cố tác động đến đời sống của hộ (thông qua những chỉ tiêu của các hoạt động chi tiêu của hộ), kết quả chỉ ra rằng có 48,6% số hộ đánh giá tác động của sự cố là rất nghiêm trọng, 49,5% số hộ đánh giá là nghiêm trọng, 3,9% số hộ đánh giá là ít nghiêm trọng. Như vậy, xét về khía cạnh đời sống của hộ thì mức độ tác động của sự cố thấp hơn đối với hoạt động KTTS và thu nhập của hộ. Trong các nhóm hộ mức độ đánh giá cũng không chênh lệch nhiều, phần lớn đều cho rằng tác động của hộ là nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ >50%, còn lại cho rằng “rất nghiêm trọng”. Đời sống của ngư dân ven biển vốn nghèo, một sự tác động bất lợi nào đó đều có ảnh hưởng nhất định đời sống của hộ. Tuy nhiên, ngư dân nghèo vốn đã có đời sống khó khăn, thêm tác động bên ngoài làm ngưng trệ các hoạt động tạo thu nhập sẽ làm cho đời sống của họ càng khó khăn hơn.

Xét về khía canh tác động của sự cố đến cộng đồng, phần lớn số hộ đều cho rằng tác động của sự cố là rất nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 74,3%, 25,2% cho rằng nghiêm trọng. Nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là KT-NTTS (83%), tiếp đến KT-DVTS (80%) và cuối cùng là nhóm KT-NN-NN (62,3%).

Hộp 3: Nhận thức của ngư dân về tác động của sự cố môi trường biển đến thu nhập của hộ

“…Nói thu nhập bình quân nghề biển thì rất khó, bởi có khi cả tháng liền bó gối

nhà, có khi tiết trời thuận, chỉ cần một buổi ra biển là kiếm được 3-5 triệu đồng… nhưng khi sự cố xảy ra 4/2016 đang trong mùa khai thác được nhiều nhưng lại không thể ra khơi, có ra khơi thì thu nhập rất ít, nhiều chuyến đi còn không bù lại được tiền xăng dầu. Cả gia đình sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ đánh bắt thủy sản nhưng bây giờ thu nhập không đủ trang trải cho cuộc sống, phải đi vay mượn tạm của bà con, hay mua nợ hàng hóa để tạm sống qua ngày,...”

(Nguồn: Phỏng vấn ngư dân KTTS ven biển, 2018)

Nhìn chung, sự cố môi trường đã tác động rất nghiêm trọng đối với hoạt động KTTS của hộ, có 75,7% ý của hộ cho rằng tác động của sự cố đối với hoạt động là rất nghiêm trọng. Nhận thức này của người dân phù hợp với thực tiễn do tác động của sự cố (ô nhiễm môi trường biển), hầu hết các hộ KTTS sống ven biển đều chịu ảnh hưởng do nguồn nước bị ô nhiễm, hải sản bị chết do nhiễm độc và trong thời gian đầu của sự tâm lý e ngại sử dụng các sản phẩm thủy sản, người dân không khai thác hoặc khai thác cũng không tiêu thụ được. Việc không khai thác và không bán được sản phẩm làm mất thu nhập, đe dọa đến cuộc sống của người dân. Với việc người dân đánh giá tác động của sự cố là rất nghiêm trọng đối với hoạt động KTTS của hộ thì thu nhập của hộ lập tức bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của sự cố đến thu nhập của hộ ít trầm trọng hơn so với hoạt động KTTS của hộ. Kết quả cho thấy có 59% ý kiến của hộ đánh giá tác động của sự cố đến thu nhập của hộ là nghiêm trọng. Điều này cho thấy rằng, mặc dù tác động của sự cố là rất nghiêm trọng đối với hoạt động KTTS của hộ nhưng thu nhập của hộ ít nghiêm trọng hơn, bởi vì thu nhập của hộ là tổng thu nhập của các hoạt động sinh kế của hộ (KTTS và hoạt động phi thủy sản) nên mức độ ảnh hưởng thấp hơn, mức đánh giá của người dân cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Đối với đời sống của hộ, có 48,6% ý kiến cho rằng tác động của sự cố là rất nghiêm trọng. Ý kiến đánh giá này cũng phù hợp với thực tiễn, đời sống của hộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tình trạng của hộ là yếu tố quan trọng để chống chịu lại trước sự cố bất lợi tác động. Hộ có điều kiện tốt hơn thì tác động của đời sống của hộ sẽ ít hơn. Trai lại, có 74,3% số hộ cho rằng tác động của sự cố đến cộng đồng là rất nghiêm trọng, kết quả này ngụ ý rằng trong cộng đồng còn rất nhiều hộ khó khăn, nên tác động của sự cố là rất nghiêm trọng.

Ý kiến đánh giá tác động của sự cố lên hoạt động KTTS, thu nhập, cuộc sống của hộ và cộng đồng cũng có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ theo các hoạt động sinh kế chính. Tác động của sự cố đối với hoạt động KTTS của hộ nhiều hơn thuộc nhóm hộ KT-NTTS và KT-DVTS, nhóm hộ KT-NN-NN thấp hơn. Kết quả này phản ánh tính phù hợp trong thực tiễn nghề nghiệp của hộ. Nhóm có sinh kế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thủy sản và ven biển có đánh giá mức độ rất nghiêm trọng của sự cố cao hơn các hộ có sinh kế ít phụ thuộc hơn. Nhận định tác động của sự cố đến thu nhập cũng tương đồng với đánh giá tác động của sự cố đến hoạt động KTTS của hộ. Tác động của sự cố đến thu nhập của hộ cao ở nhóm KT-NNTS và KT-DVTS, thấp ở nhóm hộ KT-NN-NN, kết quả nhận định này cũng phù hợp với thực tiễn, nhóm hộ có thu nhập ít phụ thuộc hoạt động thủy sản ít bị ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên, khi xem xét khía cạnh tác động của sự cố đến đời sống của hộ sự khác biệt lại thể hiện, nhóm hộ KT-DVTS đánh giá tác động của sự cố ở mức rất nghiêm trọng thấp nhất (35,8%), thâp hơn các nhóm hộ còn lại. Điều này cho thấy, tiềm lực của hộ KT-DVTS cao hơn nên đời sống của hộ ít bị tác động hơn. Khi đánh giá về tác động của sự cố đến cộng đồng thì nhận

định cũng theo xu hướng nhìn nhận của hộ về tác động đến hoạt động KTTS và thu nhập của hộ. Ý kiến đánh giá tác động rất nghiêm trọng thấp nhất ở nhóm hộ KT-NN- NN và cao hơn ở nhóm hộ KT-NTTS và KT-DVTS.

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 112 - 116)