Tác động sinh kế của sự cố đối với hộ KTTS ven biển

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 110 - 112)

3. Ý nghĩa khoa học

3.4.3.Tác động sinh kế của sự cố đối với hộ KTTS ven biển

Các cộng đồng người dân bãi ngang ven biển thường phải định cư tại những địa bàn có điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp truyền thống. Sinh kế chính của người dân vùng bãi ngang ven biển là khai thác ven bờ và đang đối mặt với những khó khăn thách thức, việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên khiến các nguồn lợi ngày càng bị cạn kiệt, phát triển NTTS tự phát, không quy hoạch gây ra những hệ lụy về môi trường. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do đất đai khô cằn, bạc màu hay đất cát, nghèo dinh dưỡng khiến cho năng suất cây trồng thấp, yêu cầu đầu tư lớn, kể cả lao động, hiệu quả kinh tế do vậy cũng thấp. Sinh kế của cộng đồng ngư dân vùng bãi ngang ven biển hiện nay đã được phát triển đa dạng hơn với nhiều loại hình sinh kế từ trồng trọt, chăn nuôi, làm muối đến NTTS, khai thác và các ngành nghề phi nông nghiệp khác. Tuy vậy, các sinh kế hiện tại còn thiếu ổn định và không bền vững. Thêm vào đó, những sự cố ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn do việc phát triển KT-XH ở các khu công nghiệp ven biển, gây ra những thảm họa môi trường đe dọa đến sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển.

Sự cố môi trường biển Formosa 2016 xảy ra là một trong những sự cố ô nhiểm môi trường biển nghiêm trọng, không chỉ tác động đến các ngành trực tiếp bám biển mà còn liên quan đến các ngành, hoạt động liên quan khác. Đa phần những hộ thuộc các xã ven biển đều bị ảnh hưởng ít nhiều do sự cố.

Nghiên cứu tác động của sự cố môi trường Formosa đối với hộ KTTS ven biển nhằm mục đích xem xét, đánh giá mức độ tác động của sự cố đến sinh kế của hộ thông qua đánh giá các mức độ thiệt hại của hộ. Để đánh giá mức độ tác động các chỉ tiêu nghiên cứu đã được lựa chọn bao gồm: (1) Số hoạt động sinh kế (HĐSK) bị ảnh hưởng/ số HĐSK của hộ, (2) Tỷ lệ lao động của hộ bị ảnh hưởng, (3) Mức độ thiệt hại của hộ, (4) Tỷ lệ thiệt hại của hộ. Thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn hộ, được xử lý và tổng hợp theo các nhóm hộ, (5) Thiệt hại so với TNBQ của hộ trước sự cố: là tỷ lệ % tổng thiệt hại của hộ trên thu nhập bình quân hàng năm của hộ (năm 2015), (6) Thiệt hại so với giá trị tài sản của hộ: là tỷ lệ % tổng thiệt hại so với tổng giá trị tài sản của hộ, (7) Tỷ lệ thiệt hại <50% TNBQ của hộ, (8) Tỷ lệ thiệt hại 50 -

100% TNBQ của hộ, (iii) Tỷ lệ thiệt hại > 100% TNBQ của hộ. Kết quả đánh giá tác động sinh kế của sự cố đối với hộ KTTS ven bờ được tổng hợp ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Mức độ tác động sinh kế của sự cố đối với hộ KTTS ven biển

Chỉ tiêu Trung bình KT-NTTS KT-DVTS KT-NN-NN

Số HĐSK bị ảnh hưởng/ 1,7/2,9 1,9/2,8 2,1/3,1 1,3/2,7

Số HĐSK của hộ

Tỷ lệ lao động của hộ bị 66,7 86,6 65,3 54,6

ảnh hưởng (%)

Thiệt hại so với TNBQ 141,1 153,1 109,4 165,0

trước sự cố (%)

Thiệt hại so với tổng giá 52,6 53,7 50,8 53,6

trị tài sản của hộ (%) Tỷ lệ hộ thiệt hại <50% 15,7 7,5 20,3 16,7 TNBQ (% hộ) Tỷ lệ hộ thiệt hại 50- 43,3 54,7 45,6 33,3 100% TNBQ (% hộ) Tỷ lệ hộ thiệt hại >100% 41,0 37,7 34,2 50,0 TNBQ (% hộ)

Nguồn: Số liệu điều tra, 2018

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác động của sự cố đến sinh kế của hộ KTTS ven bờ là khác nhau và được chia theo từng nhóm hộ có hoạt động tạo thu nhập liên quan đến hoạt động KTTS ven biển.

Bình quân chung thì số hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng là rất cao, có hộ đến 2 hoạt động trong tổng số hoạt động sinh kế của hộ. Điều này cho thấy những hộ có hoạt động KTTS ven biển đều có hoạt động sinh kế kèm theo dựa vào nguồn tài nguyên thủy sản cũng bị ảnh hưởng. Nhóm hộ hoạt động KT-DVTS là nhóm bị tác động nhiều nhất chiếm 2/3 số hoạt động sinh kế của hộ. Sự cố tác động đến các hoạt động sinh kế kéo theo số lao động tham gia vào các hoạt động bị ảnh hưởng rất lớn và nhất là nhóm KT-NTTS chiếm đến 86,6%. Từ đó cho thấy mức độ ảnh hưởng đến kinh tế hộ là rất rõ cụ thể bình quân chung thiệt hại so với tổng thu nhập trước sự cố là 141,1% tức vượt mức 41,1%; so với tổng giá trị tài sản là 52,6%. Mức độ thiệt hại cũng được xem xét đánh giá dựa vào các nhóm hoạt động sinh kế hộ khảo sát. Tỉ lệ hộ bị thiệt hại đến 50% so với thu nhập hằng năm là nhóm tham gia vào KT-DVTS chiếm 20,3% đây là

loại hình có mối quan hệ phụ thuộc vào nguồn thu từ KTTS thế nên khi hoạt động khai thác bị hạn chế thì DVTS cũng giảm sút. Tỉ lệ hộ bị thiệt hại từ 50-100% chiếm mức cao nhất là nhóm KT-NTTS chiếm 54,7% và thấp nhất là KT-NN-NN chiếm 33,3%. Ngược lại, tỉ lệ hộ bị thiệt hại trên 100% thu nhập hằng năm là KT-NN-NN chiếm 50%.

Như vậy, tùy thuộc vào từng nhóm ngành nghề mà có các mức độ ảnh hưởng khác nhau khi bị sự cố tác động. Sự cố diễn ra tác động trực tiếp đến ngành thủy sản và ảnh hưởng trực tiếp đến người dân vùng ven biển, đặc biệt là những hộ tham gia vào KTTS. Những hộ có các hoạt động sinh kế không phụ thuộc vào ngành thủy sản sẽ hạn chế bị ảnh hưởng và có nguồn thu nhập vào thời gian bị sự cố.

Một phần của tài liệu 20210114_092819_NOIDUNGLA_NGNGTRUYEN (Trang 110 - 112)